Monday, April 5, 2010

Piano - Canon In D Major

Piano được gọi là vua nhạc cụ, ra đời vào đầu thế kỉ 18 (1709), với tiền thân là 2 loại nhạc cụ Harpsichord và Clavichord. Nhạc cụ này sử dụng các bàn phím cơ khí có các búa nhỏ để kiểm soát âm sắc và âm lượng, nhờ đó hiệu quả diễn tấu được nâng lên đáng kể. Đàn piano tổng cộng có 85 hoặc 88 phím, phím trắng là thang âm "Si" tự nhiên, phím đen là âm biến đổi của nó, cũng có thể là âm tự nhiên của các nốt khác. Đàn piano có âm vực rộng, âm lượng lớn, âm sắc biến hóa đa dạng, kĩ xảo diễn tấu phức tạp, có sức biểu cảm rất mạnh, có thể diễn tấu bản nhạc với nhiều phong cách và yêu cầu nghệ thuật khác nhau, chính vì vậy mà người ta gọi đó là "vua của nhạc cụ".

Trích "Mười vạn câu hỏi vì sao", NXB Văn hóa Sài Gòn, câu hỏi "Vì sao đàn piano được gọi là 'vua nhạc cụ'?"

(Mình không thể rút ngắn câu trả lời hay làm cho nó dễ hiểu hơn theo ý mình vì mình hầu như chẳng hiểu gì cả, nên cứ chép nguyên).

Đọc xong tự dưng muốn nghe một bản nhạc, chơi bằng piano, tất nhiên rồi.








Lần đầu tiên mình cảm nhận được niềm hạnh phúc khi nghe bản nhạc này.
"Canon" là bản nhạc của những lễ cưới, vì thế, người ta hẳn phải cảm thấy một niềm hạnh phúc chứa chan khi nghe bản nhạc này. Mình nghe "Canon" cũng đã nhiều, nhưng cảm giác về hạnh phúc như lúc này thì chưa từng nhận thấy. Quan trọng hơn, mình hiểu niềm hạnh phúc ấy đến từ đâu. Cảm giác mình bắt đầu say mê bản nhạc này :D .

Muốn viết một cái gì đó, dịu dàng, mềm mại, mênh mang... với một niềm say mê...

Vấn đề duy nhất với cảm giác hạnh phúc của mình là : mình không nghĩ được gì cả, thế nên đoạn "wiki" về piano phía trên đành bỏ dở cho hôm sau vậy.

5 comments:

  1. Bản nhạc của niềm hạnh phúc, không nên nghe một mình.

    ReplyDelete
  2. Nghe một mình và nghĩ đến người khác có được không? :D .

    ReplyDelete
  3. Cậu thấy được thì là được thôi:D.

    ReplyDelete