- Symphonic metal:
Symphonic metal hiểu đơn giản là heavy metal có yếu tố symphonic, nghĩa là những yếu tố gợi nhắc đến một bản giao hưởng cổ điển (symphony). Symphonic metal được coi là một nhánh của metal xuất hiện vào cuối thập niên 90 thế kỷ 20 từ Bắc Âu lan rộng ra toàn châu Âu nhưng ít được biết đến ở Mỹ. Symphonic metal vốn có nguồn gốc từ death metal và gothic metal, khi một số ban thuộc những dòng này thêm yếu tố symphonic vào âm nhạc của mình và sáng tạo nên symphonic metal. Symphonic metal khá dễ nhận dạng với sự áp đảo của những nhạc cụ keyboard (organ, piano) và string (violon, cello) chơi với nhịp độ nhanh hiện đại, đôi khi có cả dàn nhạc giao hưởng thứ thiệt chơi kèm. Vocal trong symphonic metal thường là giọng nữ cao du dương mang âm hưởng opera, tuy cũng có một số trường hợp sử dụng vocal nam. Ca từ symphonic metal thường mang tính thần thoại hoang đường, đôi khi các ca khúc được sáng tác tạo thành cốt truyện và cho ra đời concept album - album kể chuyện.
Trong mắt mình symphonic metal là một vẻ đẹp độc đáo làm phong phú thêm kho tàng metal. Âm nhạc của symphonic metal là thứ âm nhạc liên tục biến chuyển rực rỡ đáng kinh ngạc. Dáng dấp nữ tính hiếm thấy trong rock lại càng khiến symphonic metal mang một vẻ quyến rũ khó lường. Thử tưởng tượng, một nàng ca sĩ dáng vẻ thần thoại cất cao giọng hát thiên thần trên sân khấu lấp lánh hàng chục cây violon, cello... hòa cùng giọng ca, âm thanh trầm bổng vút lên tận nóc của nóc nhà và kéo tâm trí bạn rời khỏi mặt đất. Yes, symphonic metal mưu toan tạo nên vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ khiến người nghe chỉ còn nước choáng ngợp. Và bản nhạc mở đầu album sẽ là một minh chứng hùng hồn cho đoạn chém gió trên đây.
1. Our Solemn Hour - Within Temptation
Welcome to the theatre! Thiệt không còn gì bằng khi có thể mở đầu album bằng một bản nhạc "gây nghiện" của Within Temptation. Within Temptation là đại diện xuất sắc của symphonic metal và nếu chỉ được chọn ra 1 ban duy nhất để nghe symphonic metal thì mình sẽ không ngần ngại chọn ngay Within Temptation, đơn giản ở WT có mọi thứ mình tìm kiếm: vẻ đẹp lấp lánh nữ tính và thanh âm vút tận tầng mây.
Riêng "Our solemn hour" khiến mình ngay lập tức bị hút hồn với những chữ "Sanctus Espiritus" (tiếng Latin, "Holy Spirit") lặp đi lặp lại. Dễ dàng nhận ra bài hát này có dính dáng đến chiến tranh với tiếng súng làm nền cùng giọng nói của cựu thủ tướng Anh Winston Churchill trích từ bài phát biểu đầu tiên khi ông nhậm chức thủ tướng. Chữ "solemn hour" cũng được lấy từ chính bài phát biểu của W. Churchill và "Our solemn hour" với điệp âm "our"-"hour" (phát âm như nhau) tạo nên tên bài hát mình rất thích. Bài hát là tâm tư trước những giờ phút đau thương (solemn hour) châu Âu đã phải trải qua trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Vì đây là bản nhạc chào mừng và chúng ta sẽ còn gặp lại Within Temptation trong album nên tạm thời chưa có nhiều thông tin về Within Temptation được đưa ra. Thay vào đó, dòng lịch sử symphonic metal sẽ chảy qua tai bạn ngay bây giờ.
2. To Mega Therion - Therion
100 năm sau, nếu symphonic metal vẫn được yêu mến đến độ người ta làm một danh sách các ban nhạc tiêu biểu theo dòng thời gian thì cái gạch đầu dòng đầu tiên sẽ là dành cho Therion. Ban nhạc Thụy Điển thành lập năm 1987 với xu hướng death metal này đã làm một cú chuyển mình ngoạn mục khi thử nghiệm các yếu tố symphonic vào death metal và đặt nền tảng cho thể loại symphonic metal sau này. Therion cũng là ban nhạc đầu tiên biểu diễn với cả dàn nhạc chơi cùng. Ban nhạc với sự cầm đầu của bác Christofer Johnsson đã trải qua nhiều lần thay đổi thành viên cũng như thử nghiệm phong cách nhưng nói chung vẫn vững vàng vị trí xứng đáng trong lòng người nghe.
Bản nhạc "To Mega Therion" được lấy từ album "Theli" (1996), album đưa tên tuổi Therion lên tầm cao mới, định hình phong cách symphonic metal của nhóm và cho đến nay vẫn được xem là đỉnh cao sự nghiệp của Therion. "To Mega Therion" thực ra là tên album của nhóm Celtic Frost, một ban nhạc đàn anh có ảnh hưởng đến Therion. Cái tên Therion hay Megatherion (tên cũ của nhóm) đều lấy cảm hứng từ tên album này, và bài hát "To Mega Therion" thì lấy lại y nguyên tên album của Celtic Frost.
3. Warrior of Ice - Rhapsody of Fire
Rhapsody of Fire, ban nhạc đến từ nước Ý là gương mặt nổi bật của symphonic power metal. Thành lập vào năm 1993 và được biết đến từ 1997 với cái tên Rhapsody, đến năm 2006 nhóm đổi tên thành Rhapsody of Fire do vấn đề bản quyền. Alex Staropoli và Luca Turilli là 2 thành viên chủ chốt thành lập ban nhạc, nhưng vào 2011 Luca Turilli đã rời nhóm sau 18 năm gắn bó để thành lập ban nhạc riêng mang tên Luca Turilli's Dreamquest.
Warrior of Ice trích từ album Legendary Tales (1997) - album phòng thu đầu tiên của Rhapsody of Fire. Album này là một sự khởi đầu đẹp, đưa Rhapsody of Fire đến với những thành công tiếp theo và trở thành tên tuổi đáng nhớ với người nghe.
4. A prophecy of Worlds to Fall - Xandria
Không nổi bật như các ban nhạc kỳ cựu, Xandria vẫn là cái tên được nhiều người yêu thích nhắc đến trong số các ban chơi symphonic metal. Thành lập từ năm 1994 tại Đức bởi Marco Heubaum, con đường âm nhạc của nhóm khá lận đận khi giải thể 3 năm sau và tái lập vào 1999 với những thành viên mới để đến 2003 cho ra đời album đầu tiên "Kill the sun". Album thứ 2 "Ravenheart" (2004) và thứ 3 "India" (2005) là những thành công lớn của ban nhạc, giúp ban nhạc tạo dựng được thế giới âm nhạc riêng với các ban cùng dòng.
A Prophecy of Worlds to Fall là ca khúc lấy từ album mới nhất của nhóm "Neverworld's End" (2012). Với cách đặt tên đó album dễ dàng gợi liên tưởng đến lời tiên đoán về ngày tận thế 2012 (mà chúng ta đều biết đã không xảy ra).
5. Eppur Si Muove - Haggard
Haggard, cái tên gợi lên lòng kính trọng. Thành lập năm 1989 tại Đức theo dòng death metal, Haggard dần thêm các yếu tố nhạc cổ điển vào âm nhạc và trở thành một trong những nhóm đầu tiên chơi theo phong cách này. Album đầu tiên "And Thou Shalt Trust... The Seer" (1997) đánh dấu bước nhảy vọt của nhóm, cùng với "Awaking the Centuries" (2000) đưa
6. Consign to Oblivion (A New Age Dawns 3) - Epica
7. Discord - After Forever
8. The Gathering - Delain
9. Drive - Apocalyptica
10. The Seven Angels - Avantasia
11. Mother Earth - Within Temptation
12. The phantom of the opera - Nightwish
Nightwish. Nightwish. Vâng, Nightwish, còn cần nói gì thêm không nhỉ? Thử tìm "symphonic metal" trên Last.fm và tra danh sách top hits thì đến 2/3 số bài là của Nightwish. Nói thế để những người chưa quen với cái tên này hiểu được danh từ "Nightwish" đóng vai trò gì trong symphonic metal - ban nhạc đình đám, gạo cội và siêu nhiều fan.
Khởi đầu vào năm 1996 tại Phần Lan, Nightwish với thủ lĩnh Tuomas Holopainen cùng giọng ca nữ Tarja Turunen chính thức ra mắt công chúng đầu năm 1997, lấy tên "Nightwish" theo tên bài hát đầu tiên họ cùng nhau sáng tác. Có thể nói Nightwish được tạo nên từ tài năng sáng tác của Tuomas và giọng ca ma lực của Tarja. Bộ đôi này đã cùng nhau đưa Nightwish đến những thành công lớn đầu tiên năm 1998 và liên tục những năm sau đó. Đầu thế kỷ 21, Nightwish bắt đầu được nếm vị ngọt của nổi tiếng toàn cầu cùng những chuyến lưu diễn sang Nam Mỹ, Canada và khắp châu Âu. Nightwish dần trở thành ban nhạc Phần Lan nổi tiếng nhất trên thế giới. Thuở ban đầu đẹp đẽ dễ khiến người ta càng đắng lòng khi chứng kiến lịch sử Nightwish sang trang với sự ra đi của Tarja.
Đó không phải sự ra đi nhẹ nhàng như một kỷ niệm đẹp mà là cuộc chia ly sóng gió khiến dư luận bàng hoàng. Tarja quả quyết cô thực sự thấy sốc khi bị buộc rời khỏi ban nhạc, và rằng cô không hay biết gì về mọi chuyện cho đến khi nhận được bức thư mở do Tuomas viết và 3 thành viên khác ký tên đồng ý loại Tarja khỏi nhóm. Tarja phản ứng khá mạnh mẽ với những phát ngôn trước truyền thông, bức thư mở trả lời Tuomas bào chữa cho bản thân và xem mình như người bị hại. Nhưng bức thư chân thành buồn bã của Tuomas (có thể đọc tiếng Việt trên Wiki) đã giúp người hâm mộ hiểu rõ hơn vấn đề của nhóm và đa phần đứng về phía Tuomas. Tự nhủ dù sao Tuomas mới chính là Nightwish, có hay không có Tarja. Buổi diễn cuối cùng của Tarja với Nightwish mang tên "End of an era", như lời từ biệt một thời đại đã qua của Nightwish - thời có Tarja. Thời cũ khép lại, người hâm mộ có quyền hy vọng vào một thời đại mới, khi người ta được nghe Marco Hietala cất tiếng.
Marco Hietala xuất hiện khi Nightwish đang ở giai đoạn khủng hoảng năm 2001, ngay sau những thành công toàn cầu và Tuomas thậm chí đã tính đến chuyện giải thể Nightwish. Marco vào ban nhạc thay thế cho tay guitar bass Sami Vanska, vốn là thành viên từ buổi đầu của Nightwish và đảm nhiệm luôn giọng ca nam chưa có ai chiếm lĩnh. Năm 2007, sau sự ra đi của Tarja, một tác phẩm của Nightwish ra đời với giọng ca chính Marco đã nhanh chóng hạ gục lượng fan nữ đảm bảo cho nhóm sống tốt - "While your lips are still red" (nói luôn mình cũng "chết" Nightwish từ bài này :3). Những ai trước đây chưa biết Nightwish thì giờ đã biết Nightwish với một hình ảnh khác - Nightwish có Marco (cùng bộ râu). Sẽ còn hơi sớm để có thể ca ngợi vai trò của Marco với Nightwish, nhưng rõ ràng người ta đã dần nhắc tới Marco khi nói đến Nightwish và có vẻ trông đợi vào những thay đổi sắp tới của Nightwish.
Về giọng ca nữ thì sau sự ra đi của Tarja, Nightwish có thực hiện cuộc tuyển chọn khá quy mô và chọn ra Anette Olzon cùng thực hiện xong 1 album với nhóm, nhưng rồi cũng đã chia tay sau 5 năm hợp tác vào tháng 10 năm 2012. Hiện tại Nightwish đang có kế hoạch cho album mới nhưng vị trí giọng ca nữ chính vẫn đang bỏ ngỏ.
To newbies: Nhìn lại mới thấy thực sự là buôn chuyện về Nightwish quá dài dòng, nhưng đây là chuyện mà ai cũng buôn, nên có lỡ đọc rồi thì cũng không cần phải hối tiếc :D . Vả lại việc thay đổi thành viên của Nightwish không đơn thuần là ai đi ai đến mà là chuyện thay đổi phong cách âm nhạc của nhóm, cho nên biết về câu chuyện của nhóm sẽ thuận tiện cho việc tìm hiểu âm nhạc.
Với lịch sử trình diễn dày cộp hiển hách của Nightwish, nhiều fan chắc sẽ ngã ngửa khi thấy bài hát mình chọn vào album này cho Nightwish là "The phantom of the opera". Điều duy nhất mình thấy hối lỗi khi chọn bài hát này là đây là một bản cover, không phải sáng tác của Nightwish nên không phải bài thể hiện rõ nhất phong cách hay khả năng của nhóm. Tuy nhiên, cũng vì đây là một bản cover nên bài hát này được mình xem xét cho vào album. (...) "The phantom of the opera" là một cái tên quá nổi tiếng từ vở opera kinh điển, Nightwish đã thu được thành công rực rỡ từ bản cover bài hát này và càng được nhiều người biết đến hơn (hỏi vài người bạn cả nghe và không nghe rock về Nightwish thì nhiều người đều nói ngay đến "The phantom of the opera"). Đây là bài đỉnh cuối cùng của Nightwish với Tarja và Nightwish tuyên bố sẽ không còn biểu diễn live ca khúc này sau khi khai trừ Tarja. Bản thân mình thấy rất tiếc vì đây là một trong những ca khúc đầu tiên mình nghe của Nightwish và cũng rất thích. Ngoài ra có một điều rất vui là đã được nghe Unlimited của Việt Nam biểu diễn live bài này (sướng).
Một chuyện bên lề nữa là do thần giao cách cảm mà designer đã thiết kế cover album gợi nhớ đến "The phantom of the opera" nên đến phút cuối không nỡ bỏ bài này.
Symphonic metal hiểu đơn giản là heavy metal có yếu tố symphonic, nghĩa là những yếu tố gợi nhắc đến một bản giao hưởng cổ điển (symphony). Symphonic metal được coi là một nhánh của metal xuất hiện vào cuối thập niên 90 thế kỷ 20 từ Bắc Âu lan rộng ra toàn châu Âu nhưng ít được biết đến ở Mỹ. Symphonic metal vốn có nguồn gốc từ death metal và gothic metal, khi một số ban thuộc những dòng này thêm yếu tố symphonic vào âm nhạc của mình và sáng tạo nên symphonic metal. Symphonic metal khá dễ nhận dạng với sự áp đảo của những nhạc cụ keyboard (organ, piano) và string (violon, cello) chơi với nhịp độ nhanh hiện đại, đôi khi có cả dàn nhạc giao hưởng thứ thiệt chơi kèm. Vocal trong symphonic metal thường là giọng nữ cao du dương mang âm hưởng opera, tuy cũng có một số trường hợp sử dụng vocal nam. Ca từ symphonic metal thường mang tính thần thoại hoang đường, đôi khi các ca khúc được sáng tác tạo thành cốt truyện và cho ra đời concept album - album kể chuyện.
Trong mắt mình symphonic metal là một vẻ đẹp độc đáo làm phong phú thêm kho tàng metal. Âm nhạc của symphonic metal là thứ âm nhạc liên tục biến chuyển rực rỡ đáng kinh ngạc. Dáng dấp nữ tính hiếm thấy trong rock lại càng khiến symphonic metal mang một vẻ quyến rũ khó lường. Thử tưởng tượng, một nàng ca sĩ dáng vẻ thần thoại cất cao giọng hát thiên thần trên sân khấu lấp lánh hàng chục cây violon, cello... hòa cùng giọng ca, âm thanh trầm bổng vút lên tận nóc của nóc nhà và kéo tâm trí bạn rời khỏi mặt đất. Yes, symphonic metal mưu toan tạo nên vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ khiến người nghe chỉ còn nước choáng ngợp. Và bản nhạc mở đầu album sẽ là một minh chứng hùng hồn cho đoạn chém gió trên đây.
1. Our Solemn Hour - Within Temptation
Welcome to the theatre! Thiệt không còn gì bằng khi có thể mở đầu album bằng một bản nhạc "gây nghiện" của Within Temptation. Within Temptation là đại diện xuất sắc của symphonic metal và nếu chỉ được chọn ra 1 ban duy nhất để nghe symphonic metal thì mình sẽ không ngần ngại chọn ngay Within Temptation, đơn giản ở WT có mọi thứ mình tìm kiếm: vẻ đẹp lấp lánh nữ tính và thanh âm vút tận tầng mây.
Riêng "Our solemn hour" khiến mình ngay lập tức bị hút hồn với những chữ "Sanctus Espiritus" (tiếng Latin, "Holy Spirit") lặp đi lặp lại. Dễ dàng nhận ra bài hát này có dính dáng đến chiến tranh với tiếng súng làm nền cùng giọng nói của cựu thủ tướng Anh Winston Churchill trích từ bài phát biểu đầu tiên khi ông nhậm chức thủ tướng. Chữ "solemn hour" cũng được lấy từ chính bài phát biểu của W. Churchill và "Our solemn hour" với điệp âm "our"-"hour" (phát âm như nhau) tạo nên tên bài hát mình rất thích. Bài hát là tâm tư trước những giờ phút đau thương (solemn hour) châu Âu đã phải trải qua trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Vì đây là bản nhạc chào mừng và chúng ta sẽ còn gặp lại Within Temptation trong album nên tạm thời chưa có nhiều thông tin về Within Temptation được đưa ra. Thay vào đó, dòng lịch sử symphonic metal sẽ chảy qua tai bạn ngay bây giờ.
2. To Mega Therion - Therion
100 năm sau, nếu symphonic metal vẫn được yêu mến đến độ người ta làm một danh sách các ban nhạc tiêu biểu theo dòng thời gian thì cái gạch đầu dòng đầu tiên sẽ là dành cho Therion. Ban nhạc Thụy Điển thành lập năm 1987 với xu hướng death metal này đã làm một cú chuyển mình ngoạn mục khi thử nghiệm các yếu tố symphonic vào death metal và đặt nền tảng cho thể loại symphonic metal sau này. Therion cũng là ban nhạc đầu tiên biểu diễn với cả dàn nhạc chơi cùng. Ban nhạc với sự cầm đầu của bác Christofer Johnsson đã trải qua nhiều lần thay đổi thành viên cũng như thử nghiệm phong cách nhưng nói chung vẫn vững vàng vị trí xứng đáng trong lòng người nghe.
Bản nhạc "To Mega Therion" được lấy từ album "Theli" (1996), album đưa tên tuổi Therion lên tầm cao mới, định hình phong cách symphonic metal của nhóm và cho đến nay vẫn được xem là đỉnh cao sự nghiệp của Therion. "To Mega Therion" thực ra là tên album của nhóm Celtic Frost, một ban nhạc đàn anh có ảnh hưởng đến Therion. Cái tên Therion hay Megatherion (tên cũ của nhóm) đều lấy cảm hứng từ tên album này, và bài hát "To Mega Therion" thì lấy lại y nguyên tên album của Celtic Frost.
3. Warrior of Ice - Rhapsody of Fire
Rhapsody of Fire, ban nhạc đến từ nước Ý là gương mặt nổi bật của symphonic power metal. Thành lập vào năm 1993 và được biết đến từ 1997 với cái tên Rhapsody, đến năm 2006 nhóm đổi tên thành Rhapsody of Fire do vấn đề bản quyền. Alex Staropoli và Luca Turilli là 2 thành viên chủ chốt thành lập ban nhạc, nhưng vào 2011 Luca Turilli đã rời nhóm sau 18 năm gắn bó để thành lập ban nhạc riêng mang tên Luca Turilli's Dreamquest.
Warrior of Ice trích từ album Legendary Tales (1997) - album phòng thu đầu tiên của Rhapsody of Fire. Album này là một sự khởi đầu đẹp, đưa Rhapsody of Fire đến với những thành công tiếp theo và trở thành tên tuổi đáng nhớ với người nghe.
4. A prophecy of Worlds to Fall - Xandria
Không nổi bật như các ban nhạc kỳ cựu, Xandria vẫn là cái tên được nhiều người yêu thích nhắc đến trong số các ban chơi symphonic metal. Thành lập từ năm 1994 tại Đức bởi Marco Heubaum, con đường âm nhạc của nhóm khá lận đận khi giải thể 3 năm sau và tái lập vào 1999 với những thành viên mới để đến 2003 cho ra đời album đầu tiên "Kill the sun". Album thứ 2 "Ravenheart" (2004) và thứ 3 "India" (2005) là những thành công lớn của ban nhạc, giúp ban nhạc tạo dựng được thế giới âm nhạc riêng với các ban cùng dòng.
A Prophecy of Worlds to Fall là ca khúc lấy từ album mới nhất của nhóm "Neverworld's End" (2012). Với cách đặt tên đó album dễ dàng gợi liên tưởng đến lời tiên đoán về ngày tận thế 2012 (mà chúng ta đều biết đã không xảy ra).
5. Eppur Si Muove - Haggard
Haggard, cái tên gợi lên lòng kính trọng. Thành lập năm 1989 tại Đức theo dòng death metal, Haggard dần thêm các yếu tố nhạc cổ điển vào âm nhạc và trở thành một trong những nhóm đầu tiên chơi theo phong cách này. Album đầu tiên "And Thou Shalt Trust... The Seer" (1997) đánh dấu bước nhảy vọt của nhóm, cùng với "Awaking the Centuries" (2000) đưa
6. Consign to Oblivion (A New Age Dawns 3) - Epica
7. Discord - After Forever
8. The Gathering - Delain
9. Drive - Apocalyptica
10. The Seven Angels - Avantasia
11. Mother Earth - Within Temptation
12. The phantom of the opera - Nightwish
Nightwish. Nightwish. Vâng, Nightwish, còn cần nói gì thêm không nhỉ? Thử tìm "symphonic metal" trên Last.fm và tra danh sách top hits thì đến 2/3 số bài là của Nightwish. Nói thế để những người chưa quen với cái tên này hiểu được danh từ "Nightwish" đóng vai trò gì trong symphonic metal - ban nhạc đình đám, gạo cội và siêu nhiều fan.
Khởi đầu vào năm 1996 tại Phần Lan, Nightwish với thủ lĩnh Tuomas Holopainen cùng giọng ca nữ Tarja Turunen chính thức ra mắt công chúng đầu năm 1997, lấy tên "Nightwish" theo tên bài hát đầu tiên họ cùng nhau sáng tác. Có thể nói Nightwish được tạo nên từ tài năng sáng tác của Tuomas và giọng ca ma lực của Tarja. Bộ đôi này đã cùng nhau đưa Nightwish đến những thành công lớn đầu tiên năm 1998 và liên tục những năm sau đó. Đầu thế kỷ 21, Nightwish bắt đầu được nếm vị ngọt của nổi tiếng toàn cầu cùng những chuyến lưu diễn sang Nam Mỹ, Canada và khắp châu Âu. Nightwish dần trở thành ban nhạc Phần Lan nổi tiếng nhất trên thế giới. Thuở ban đầu đẹp đẽ dễ khiến người ta càng đắng lòng khi chứng kiến lịch sử Nightwish sang trang với sự ra đi của Tarja.
Đó không phải sự ra đi nhẹ nhàng như một kỷ niệm đẹp mà là cuộc chia ly sóng gió khiến dư luận bàng hoàng. Tarja quả quyết cô thực sự thấy sốc khi bị buộc rời khỏi ban nhạc, và rằng cô không hay biết gì về mọi chuyện cho đến khi nhận được bức thư mở do Tuomas viết và 3 thành viên khác ký tên đồng ý loại Tarja khỏi nhóm. Tarja phản ứng khá mạnh mẽ với những phát ngôn trước truyền thông, bức thư mở trả lời Tuomas bào chữa cho bản thân và xem mình như người bị hại. Nhưng bức thư chân thành buồn bã của Tuomas (có thể đọc tiếng Việt trên Wiki) đã giúp người hâm mộ hiểu rõ hơn vấn đề của nhóm và đa phần đứng về phía Tuomas. Tự nhủ dù sao Tuomas mới chính là Nightwish, có hay không có Tarja. Buổi diễn cuối cùng của Tarja với Nightwish mang tên "End of an era", như lời từ biệt một thời đại đã qua của Nightwish - thời có Tarja. Thời cũ khép lại, người hâm mộ có quyền hy vọng vào một thời đại mới, khi người ta được nghe Marco Hietala cất tiếng.
Marco Hietala xuất hiện khi Nightwish đang ở giai đoạn khủng hoảng năm 2001, ngay sau những thành công toàn cầu và Tuomas thậm chí đã tính đến chuyện giải thể Nightwish. Marco vào ban nhạc thay thế cho tay guitar bass Sami Vanska, vốn là thành viên từ buổi đầu của Nightwish và đảm nhiệm luôn giọng ca nam chưa có ai chiếm lĩnh. Năm 2007, sau sự ra đi của Tarja, một tác phẩm của Nightwish ra đời với giọng ca chính Marco đã nhanh chóng hạ gục lượng fan nữ đảm bảo cho nhóm sống tốt - "While your lips are still red" (nói luôn mình cũng "chết" Nightwish từ bài này :3). Những ai trước đây chưa biết Nightwish thì giờ đã biết Nightwish với một hình ảnh khác - Nightwish có Marco (cùng bộ râu). Sẽ còn hơi sớm để có thể ca ngợi vai trò của Marco với Nightwish, nhưng rõ ràng người ta đã dần nhắc tới Marco khi nói đến Nightwish và có vẻ trông đợi vào những thay đổi sắp tới của Nightwish.
Về giọng ca nữ thì sau sự ra đi của Tarja, Nightwish có thực hiện cuộc tuyển chọn khá quy mô và chọn ra Anette Olzon cùng thực hiện xong 1 album với nhóm, nhưng rồi cũng đã chia tay sau 5 năm hợp tác vào tháng 10 năm 2012. Hiện tại Nightwish đang có kế hoạch cho album mới nhưng vị trí giọng ca nữ chính vẫn đang bỏ ngỏ.
To newbies: Nhìn lại mới thấy thực sự là buôn chuyện về Nightwish quá dài dòng, nhưng đây là chuyện mà ai cũng buôn, nên có lỡ đọc rồi thì cũng không cần phải hối tiếc :D . Vả lại việc thay đổi thành viên của Nightwish không đơn thuần là ai đi ai đến mà là chuyện thay đổi phong cách âm nhạc của nhóm, cho nên biết về câu chuyện của nhóm sẽ thuận tiện cho việc tìm hiểu âm nhạc.
Với lịch sử trình diễn dày cộp hiển hách của Nightwish, nhiều fan chắc sẽ ngã ngửa khi thấy bài hát mình chọn vào album này cho Nightwish là "The phantom of the opera". Điều duy nhất mình thấy hối lỗi khi chọn bài hát này là đây là một bản cover, không phải sáng tác của Nightwish nên không phải bài thể hiện rõ nhất phong cách hay khả năng của nhóm. Tuy nhiên, cũng vì đây là một bản cover nên bài hát này được mình xem xét cho vào album. (...) "The phantom of the opera" là một cái tên quá nổi tiếng từ vở opera kinh điển, Nightwish đã thu được thành công rực rỡ từ bản cover bài hát này và càng được nhiều người biết đến hơn (hỏi vài người bạn cả nghe và không nghe rock về Nightwish thì nhiều người đều nói ngay đến "The phantom of the opera"). Đây là bài đỉnh cuối cùng của Nightwish với Tarja và Nightwish tuyên bố sẽ không còn biểu diễn live ca khúc này sau khi khai trừ Tarja. Bản thân mình thấy rất tiếc vì đây là một trong những ca khúc đầu tiên mình nghe của Nightwish và cũng rất thích. Ngoài ra có một điều rất vui là đã được nghe Unlimited của Việt Nam biểu diễn live bài này (sướng).
Một chuyện bên lề nữa là do thần giao cách cảm mà designer đã thiết kế cover album gợi nhớ đến "The phantom of the opera" nên đến phút cuối không nỡ bỏ bài này.