Câu hỏi ngày 25/2 : "Làng Yên Thái".
"Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ".
Đây là câu ca dao trong SGK lớp 7 mà mình rất thích. Đọc lên tưởng như hiện ra trước mắt cảnh Hồ Tây mịt mù sương khói, mặt nước vọng lại những nhịp chày xa xa. Tiếng chày âm vang quyện trong sương sớm tạo cho mình ấn tượng sâu sắc, gợi lên khung cảnh huyền ảo như trong một câu chuyện cổ.
Giờ mình đã ở ngay Hà Nội, lại có cả 1 năm ở gần Hồ Tây. Mình đã được thấy Hồ Tây chìm trong màn sương mờ ảo, đứng bên này không nhìn thấy bờ bên kia, chỉ một màu trắng mờ, đẹp huyền hoặc. Nhưng còn nhịp chày? Nhịp chày ở đâu nhỉ?
Hồi trước đọc thấy "nhịp chày" thì không nghĩ ra chày để giã gì khác ngoài giã gạo :D . Giờ mới biết chày Yên Thái không dùng để giã gạo. Chày Yên Thái dùng để giã dó. "Dó". Biết là gì không? Nghe đến "giấy dó" rồi chứ? Là nó đấy, giấy dó được làm từ vỏ cây dó. Vỏ cây dó được ngâm rồi đem giã, qua vài công đoạn nữa để thành giấy dó. Yên Thái chính là làng nghề nổi tiếng với loại giấy này.
Làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đây là một làng cổ còn giữ được nhiều công trình kiến trúc độc đáo cùng những tập tục văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên, "nhịp chày Yên Thái" đã từ lâu chỉ còn trong kỉ niệm về một thời thịnh vượng của làng nghề xưa kia. Đáng mừng là mấy năm gần đây nghề giấy dó đã được chú ý khôi phục, tuy vẫn còn ở mức khá khiêm tốn (còn hơn là cảnh cả làng không còn ai làm giấy như mấy chục năm nay). Nhịp chày rơi trên mặt sương Tây Hồ thì chắc khó có cơ hội nghe được, thôi cứ tưởng tượng cho đẹp vậy :D .
Về giấy dó : "Giấy mềm như lụa tơ tằm, lại dai và không nhòe nên có thể lưu giữ được hàng trăm năm", muốn cầm thử quá :x, có được một quyển sổ bằng giấy dó thì sao nhỉ??
Câu trả lời cho câu hỏi "Làng Yên Thái" :
Làng xưa kia nổi tiếng với nghề làm giấy dó, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Ngắn gọn nhỉ, có mỗi một câu. Bonus : đến thăm làng : đường Thụy Khuê - đường Bưởi - đường Lạc Long Quân... Hôm nào đến được thì sẽ chỉ rõ hơn :D .
"Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ".
Đây là câu ca dao trong SGK lớp 7 mà mình rất thích. Đọc lên tưởng như hiện ra trước mắt cảnh Hồ Tây mịt mù sương khói, mặt nước vọng lại những nhịp chày xa xa. Tiếng chày âm vang quyện trong sương sớm tạo cho mình ấn tượng sâu sắc, gợi lên khung cảnh huyền ảo như trong một câu chuyện cổ.
Giờ mình đã ở ngay Hà Nội, lại có cả 1 năm ở gần Hồ Tây. Mình đã được thấy Hồ Tây chìm trong màn sương mờ ảo, đứng bên này không nhìn thấy bờ bên kia, chỉ một màu trắng mờ, đẹp huyền hoặc. Nhưng còn nhịp chày? Nhịp chày ở đâu nhỉ?
Hồi trước đọc thấy "nhịp chày" thì không nghĩ ra chày để giã gì khác ngoài giã gạo :D . Giờ mới biết chày Yên Thái không dùng để giã gạo. Chày Yên Thái dùng để giã dó. "Dó". Biết là gì không? Nghe đến "giấy dó" rồi chứ? Là nó đấy, giấy dó được làm từ vỏ cây dó. Vỏ cây dó được ngâm rồi đem giã, qua vài công đoạn nữa để thành giấy dó. Yên Thái chính là làng nghề nổi tiếng với loại giấy này.
Làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đây là một làng cổ còn giữ được nhiều công trình kiến trúc độc đáo cùng những tập tục văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên, "nhịp chày Yên Thái" đã từ lâu chỉ còn trong kỉ niệm về một thời thịnh vượng của làng nghề xưa kia. Đáng mừng là mấy năm gần đây nghề giấy dó đã được chú ý khôi phục, tuy vẫn còn ở mức khá khiêm tốn (còn hơn là cảnh cả làng không còn ai làm giấy như mấy chục năm nay). Nhịp chày rơi trên mặt sương Tây Hồ thì chắc khó có cơ hội nghe được, thôi cứ tưởng tượng cho đẹp vậy :D .
Về giấy dó : "Giấy mềm như lụa tơ tằm, lại dai và không nhòe nên có thể lưu giữ được hàng trăm năm", muốn cầm thử quá :x, có được một quyển sổ bằng giấy dó thì sao nhỉ??
Câu trả lời cho câu hỏi "Làng Yên Thái" :
Làng xưa kia nổi tiếng với nghề làm giấy dó, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Ngắn gọn nhỉ, có mỗi một câu. Bonus : đến thăm làng : đường Thụy Khuê - đường Bưởi - đường Lạc Long Quân... Hôm nào đến được thì sẽ chỉ rõ hơn :D .
Vinh nói : "Sao cứ nhắc lại 'ngày xưa' làm gì nhỉ?" Im lặng.
ReplyDelete