Danh sách một số từ ngữ nước ngoài rất thân thuộc với dân Miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn. Cột bên trái là cách viết, cột bên phải là cách phát âm theo giọng Pháp hoặc Anh:
Note = Nốt (nhạc)
Bar = Ba (quầy rượu)
Baton = (Cây gậy) Ba-toong
Billards = Trò chơi thục Bida
Buffet = Tủ buýp-phê (đựng ly chén)
Caoutchouc = Cao su
Carreau = Ca-rô (ô vuông bốn cạnh, vừa là tên của trò ca-rô, vừa là cái tên của chất "rô" trong bộ bài Tây)
Cartable = cặp táp (của học trò)
Chief = Sếp
Chemise = Sơ-mi
Ciment = Xi-măng
Ciné = Xi-nê
Container = Công-ten-nơ
Coolie = Cu-li
Court = Cua (gái)
Course = lớp học (nghỉ không xin phép thì là cúp "cua")
Cravate = cà vạt
Demi-garçon = Tóc Đờ-mi gạc-xông
Faux = Phô (ăn mặc trông quá "phô")
Fermeture = Phẹc-mơ-tuya
Fontaine = Vòi nước phông-tên
Gallant = Ga-lăng
Garde-manger = Tủ Gác-măng-dê đựng đồ ăn
Gare = Ga để xe
Gateau = Bánh Ga-tô
Goût = Gu (khẩu vị)
Lancer = Lăng-xê
Lavabo = Chậu rửa tay
Mannequin = Man-nơ-canh
Mignon = Mi-nhon (dễ thương)
Mode = Mốt (mô đen)
Pédé = Pê-đê
Police = Phú-lít (cảnh sát)
Bomb = Bom đạn
Pli = Nếp (quần áo phẳng "pli")
Robinet = Vòi ro-bin-nê
Salad = Xà-lách
Salon = Ghế Sa-lông
Saucisse = Xúc-xích
Savon = Xà-bông
Tension = Tăng xông (cao huyết áp)
Terre = Te (Ngả người khi nhảy đầm)
T.V (Television) = Ti-vi (Vô tuyến truyền hình)
Tour = Tua (du lịch)
Vagabond = Ma-cà-bông (kẻ lang thang)
Valise = Va-li
Nhà ai có xe đạp hoặc xe gắn máy thì từng món phụ tùng đều có tên tiếng Pháp cả:
Chaine (chain) -> Sên
Depart -> Đề-ba (khởi hành)
Retour -> Rờ-tua
Carter -> Cạc-te (Cái miếng chắn dây sên)
Guidon -> Ghi-đông
Pompe -> (Ống) Bơm
Pédale -> Bê-đan
Porte bargage -> Boọc-baga
Fourche -> Phuộc
Phare -> (Đèn) pha
Enveloppe -> Lốp (vỏ xe)
Chambre à air -> Xăm (ruột bánh xe)
Talon -> Ta-lông (bố chỉ trong bánh xe)
Secour -> Xơ-cua (dự phòng)
--------
Danh sách này mình lấy trên Diễn đàn Tin học ddth.com, của một bác nick Arkain. Bác này có vẻ khá có hứng thú tìm hiểu ngôn ngữ, không biết có chuyên ngành không. Theo những gì mình hiểu thì bác này cỡ 6x (dám là 5x lắm), đang sống ở hải ngoại (dễ là Mỹ), dân gốc Sài Gòn (tất nhiên di cư sau 1975), viết mấy bài về việc sử dụng từ ngữ khá hay (kiến thức trên trung bình), tuy nhiên tư duy hơi thủ cựu và thiên kiến, thường có suy nghĩ tiêu cực đối với ngôn từ miền Bắc một cách vô cớ dẫn đến đánh giá thiếu khách quan mang tính cá nhân (dễ hiểu là vì quá yêu quý ngôn từ miền Nam và đau lòng khi thấy từ ngữ miền Nam mai một dần trong sự xấm lấn của ngôn từ miền Bắc được xem là "chuẩn").
"Thiên kiến" đối với từ ngữ miền Bắc thể hiện trong một bài khác của bác này. Còn "thủ cựu" mình muốn nói ở đây là việc bác ý chê bai dân 9x bây giờ chỉ nghe quen những từ gốc Pháp mà không biết viết cho đúng chính tả từ tiếng Pháp. Bác này quy tội nền giáo dục không đào tạo ngoại ngữ Anh Pháp trong trường học bài bản như hồi trước (trước 1975) dẫn đến việc lớp từ ngữ này bị "đánh què" khi không được viết đúng chính tả nguyên gốc mà bị phiên âm vô tội vạ sang cách đọc tiếng Việt. Ví dụ: đọc "xi măng" viết "xi-măng" mà không biết nó vốn là "ciment". Đại để ý kiến của bác Arkain là thế.
Ý kiến của mình là: không có gì phải xấu hổ khi không biết "xi măng" là "ciment" hay "sơ mi" viết đúng phải là "chemise", vì không nhất thiết phải biết và chẳng ai bắt phải biết. Mình nghĩ tất cả những gì cần biết là hiểu được từ đó nghĩa là gì ("xi măng" là hỗn hợp bột dùng làm chất kết dính trong xây dựng), biết được đó là từ gốc Pháp là quý rồi, còn đến độ biết được từ tiếng Pháp viết như thế nào thì để cho những người học ngoại ngữ và các nhà ngôn ngữ học. Hết chuyện.
Vấn đề cơ bản ở đây là chủ trương "Việt hóa" lớp từ ngữ có gốc tiếng nước ngoài. Theo đó những từ tiếng nước ngoài đều được phiên âm sang chữ Quốc ngữ theo cách đọc tiếng Việt để mọi người dân đều dễ đọc dễ hiểu. Mình ủng hộ chủ trương này. Ngoài việc Việt hóa từ ngữ ngoại nhập, giảm bớt ảnh hưởng của chữ nước ngoài lên chính tả Việt, chủ trương này còn kiềm chế được thói "sính ngoại" cả về ngôn từ vốn có lịch sử lâu đời ở nước ta (thời Nho giáo biết chữ Hán là có quyền vênh mặt, thời Pháp thuộc lấy tiếng Pháp ra phân chia hiểu biết).
Cùng với sự phát triển của thời đại, dân trí và hội nhập thì lượng người biết ngoại ngữ ngày càng nhiều và việc biết cách viết đúng "nguyên bản" những từ gốc nước ngoài cũng được coi là một chuẩn mực của sự hiểu biết. Nhưng mình vẫn cho đây chỉ là "chuẩn mực" trong phạm vi hẹp tầng lớp trí thức cần đến ngoại ngữ và giao lưu quốc tế, còn đối với quần chúng số đông thì cách viết thuần Việt vẫn là một lựa chọn hợp lý và nên tiếp tục phát huy.
P.S: Còn điều này nữa, chúng ta có thể tự hào về chữ Quốc ngữ tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ của chúng ta có khả năng ký âm và phiên âm hầu như chuẩn xác mọi ngôn ngữ thông dụng trên thế giới (tất nhiên đi cùng với chữ Quốc ngữ là sự phong phú đáng tự hào về âm của tiếng Việt), và mình thích ý tưởng sử dụng chữ Quốc ngữ để phân biệt với chữ nước ngoài, khiến người nước ngoài sẽ phải học chữ ta mới hiểu được nghĩa là gì, chứ không phải nhìn vào chữ Việt thấy ngay chữ nước họ.
Âm tiếng Thái còn ít hơn tiếng Việt (không có phụ âm đầu "g","v","s"), Thái lại là một nước chịu ảnh hưởng của Vương quốc Anh và tiếng Anh, nhưng người Thái vẫn nói những từ tiếng Anh theo cách của người Thái, nhiều khi rất không chính xác ("show" đọc là "chô") nhưng đó vẫn là cách nói chuẩn mực trong Vương quốc Thái, và những từ tiếng Anh luôn được viết bằng chữ Thái theo kiểu người Anh phải học mệt mỏi mới đọc ra được. Mình thích!
P.S 2: Cá nhân mình ưa viết từ nguyên gốc thay vì phiên âm đối với những từ mình thích. Điều này cần thiết và có ích cho việc học + hiểu ngoại ngữ của mình. Với lại đây là blog của mình mà :">, mình viết cho mình và những người giống mình đọc nên không cần quá để ý.
Note = Nốt (nhạc)
Bar = Ba (quầy rượu)
Baton = (Cây gậy) Ba-toong
Billards = Trò chơi thục Bida
Buffet = Tủ buýp-phê (đựng ly chén)
Caoutchouc = Cao su
Carreau = Ca-rô (ô vuông bốn cạnh, vừa là tên của trò ca-rô, vừa là cái tên của chất "rô" trong bộ bài Tây)
Cartable = cặp táp (của học trò)
Chief = Sếp
Chemise = Sơ-mi
Ciment = Xi-măng
Ciné = Xi-nê
Container = Công-ten-nơ
Coolie = Cu-li
Court = Cua (gái)
Course = lớp học (nghỉ không xin phép thì là cúp "cua")
Cravate = cà vạt
Demi-garçon = Tóc Đờ-mi gạc-xông
Faux = Phô (ăn mặc trông quá "phô")
Fermeture = Phẹc-mơ-tuya
Fontaine = Vòi nước phông-tên
Gallant = Ga-lăng
Garde-manger = Tủ Gác-măng-dê đựng đồ ăn
Gare = Ga để xe
Gateau = Bánh Ga-tô
Goût = Gu (khẩu vị)
Lancer = Lăng-xê
Lavabo = Chậu rửa tay
Mannequin = Man-nơ-canh
Mignon = Mi-nhon (dễ thương)
Mode = Mốt (mô đen)
Pédé = Pê-đê
Police = Phú-lít (cảnh sát)
Bomb = Bom đạn
Pli = Nếp (quần áo phẳng "pli")
Robinet = Vòi ro-bin-nê
Salad = Xà-lách
Salon = Ghế Sa-lông
Saucisse = Xúc-xích
Savon = Xà-bông
Tension = Tăng xông (cao huyết áp)
Terre = Te (Ngả người khi nhảy đầm)
T.V (Television) = Ti-vi (Vô tuyến truyền hình)
Tour = Tua (du lịch)
Vagabond = Ma-cà-bông (kẻ lang thang)
Valise = Va-li
Nhà ai có xe đạp hoặc xe gắn máy thì từng món phụ tùng đều có tên tiếng Pháp cả:
Chaine (chain) -> Sên
Depart -> Đề-ba (khởi hành)
Retour -> Rờ-tua
Carter -> Cạc-te (Cái miếng chắn dây sên)
Guidon -> Ghi-đông
Pompe -> (Ống) Bơm
Pédale -> Bê-đan
Porte bargage -> Boọc-baga
Fourche -> Phuộc
Phare -> (Đèn) pha
Enveloppe -> Lốp (vỏ xe)
Chambre à air -> Xăm (ruột bánh xe)
Talon -> Ta-lông (bố chỉ trong bánh xe)
Secour -> Xơ-cua (dự phòng)
--------
Danh sách này mình lấy trên Diễn đàn Tin học ddth.com, của một bác nick Arkain. Bác này có vẻ khá có hứng thú tìm hiểu ngôn ngữ, không biết có chuyên ngành không. Theo những gì mình hiểu thì bác này cỡ 6x (dám là 5x lắm), đang sống ở hải ngoại (dễ là Mỹ), dân gốc Sài Gòn (tất nhiên di cư sau 1975), viết mấy bài về việc sử dụng từ ngữ khá hay (kiến thức trên trung bình), tuy nhiên tư duy hơi thủ cựu và thiên kiến, thường có suy nghĩ tiêu cực đối với ngôn từ miền Bắc một cách vô cớ dẫn đến đánh giá thiếu khách quan mang tính cá nhân (dễ hiểu là vì quá yêu quý ngôn từ miền Nam và đau lòng khi thấy từ ngữ miền Nam mai một dần trong sự xấm lấn của ngôn từ miền Bắc được xem là "chuẩn").
"Thiên kiến" đối với từ ngữ miền Bắc thể hiện trong một bài khác của bác này. Còn "thủ cựu" mình muốn nói ở đây là việc bác ý chê bai dân 9x bây giờ chỉ nghe quen những từ gốc Pháp mà không biết viết cho đúng chính tả từ tiếng Pháp. Bác này quy tội nền giáo dục không đào tạo ngoại ngữ Anh Pháp trong trường học bài bản như hồi trước (trước 1975) dẫn đến việc lớp từ ngữ này bị "đánh què" khi không được viết đúng chính tả nguyên gốc mà bị phiên âm vô tội vạ sang cách đọc tiếng Việt. Ví dụ: đọc "xi măng" viết "xi-măng" mà không biết nó vốn là "ciment". Đại để ý kiến của bác Arkain là thế.
Ý kiến của mình là: không có gì phải xấu hổ khi không biết "xi măng" là "ciment" hay "sơ mi" viết đúng phải là "chemise", vì không nhất thiết phải biết và chẳng ai bắt phải biết. Mình nghĩ tất cả những gì cần biết là hiểu được từ đó nghĩa là gì ("xi măng" là hỗn hợp bột dùng làm chất kết dính trong xây dựng), biết được đó là từ gốc Pháp là quý rồi, còn đến độ biết được từ tiếng Pháp viết như thế nào thì để cho những người học ngoại ngữ và các nhà ngôn ngữ học. Hết chuyện.
Vấn đề cơ bản ở đây là chủ trương "Việt hóa" lớp từ ngữ có gốc tiếng nước ngoài. Theo đó những từ tiếng nước ngoài đều được phiên âm sang chữ Quốc ngữ theo cách đọc tiếng Việt để mọi người dân đều dễ đọc dễ hiểu. Mình ủng hộ chủ trương này. Ngoài việc Việt hóa từ ngữ ngoại nhập, giảm bớt ảnh hưởng của chữ nước ngoài lên chính tả Việt, chủ trương này còn kiềm chế được thói "sính ngoại" cả về ngôn từ vốn có lịch sử lâu đời ở nước ta (thời Nho giáo biết chữ Hán là có quyền vênh mặt, thời Pháp thuộc lấy tiếng Pháp ra phân chia hiểu biết).
Cùng với sự phát triển của thời đại, dân trí và hội nhập thì lượng người biết ngoại ngữ ngày càng nhiều và việc biết cách viết đúng "nguyên bản" những từ gốc nước ngoài cũng được coi là một chuẩn mực của sự hiểu biết. Nhưng mình vẫn cho đây chỉ là "chuẩn mực" trong phạm vi hẹp tầng lớp trí thức cần đến ngoại ngữ và giao lưu quốc tế, còn đối với quần chúng số đông thì cách viết thuần Việt vẫn là một lựa chọn hợp lý và nên tiếp tục phát huy.
P.S: Còn điều này nữa, chúng ta có thể tự hào về chữ Quốc ngữ tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ của chúng ta có khả năng ký âm và phiên âm hầu như chuẩn xác mọi ngôn ngữ thông dụng trên thế giới (tất nhiên đi cùng với chữ Quốc ngữ là sự phong phú đáng tự hào về âm của tiếng Việt), và mình thích ý tưởng sử dụng chữ Quốc ngữ để phân biệt với chữ nước ngoài, khiến người nước ngoài sẽ phải học chữ ta mới hiểu được nghĩa là gì, chứ không phải nhìn vào chữ Việt thấy ngay chữ nước họ.
Âm tiếng Thái còn ít hơn tiếng Việt (không có phụ âm đầu "g","v","s"), Thái lại là một nước chịu ảnh hưởng của Vương quốc Anh và tiếng Anh, nhưng người Thái vẫn nói những từ tiếng Anh theo cách của người Thái, nhiều khi rất không chính xác ("show" đọc là "chô") nhưng đó vẫn là cách nói chuẩn mực trong Vương quốc Thái, và những từ tiếng Anh luôn được viết bằng chữ Thái theo kiểu người Anh phải học mệt mỏi mới đọc ra được. Mình thích!
P.S 2: Cá nhân mình ưa viết từ nguyên gốc thay vì phiên âm đối với những từ mình thích. Điều này cần thiết và có ích cho việc học + hiểu ngoại ngữ của mình. Với lại đây là blog của mình mà :">, mình viết cho mình và những người giống mình đọc nên không cần quá để ý.
1 tiếng 15 phút, mình nên luyện cái gì nhỉ? Tư duy nhanh hay gõ nhanh? Lựa chọn 1, kèm theo từ bỏ thói quen liên tục đọc "soát" lại đoạn vừa viết, và tính ưa viết lan man không kìm được!!
ReplyDeleteBác Arkain viết "xi măng" là "cement" nhưng mình đã sửa lại thành "ciment" cho đúng với tiếng Pháp, "cement" là tiếng Anh.
ReplyDeleteMình không biết tiếng Pháp (cố gắng năm sau học) nhưng mình biết các quy tắc đọc cơ bản của tiếng Pháp -> có thể đọc được kha khá từ và có thể đoán mò ra cách viết dựa trên cách đọc -> mình thường cố gắng đoán cách viết tiếng Pháp của một từ gốc Pháp mình nghe thấy và tra từ điển để tìm từ đúng. Đây là cách khá thú vị để tìm hiểu từ gốc, mình sẽ cố gắng bổ sung danh sách trong bài này.
Nhân tiện, chúng ta có thể nghĩ đến chuyện xuất bản "Từ điển những từ tiếng Việt có gốc tiếng Pháp-Anh" được, sẽ rất hữu dụng cho những thế hệ sau nghiên cứu ngôn ngữ. Cuốn như thế này người Nga xuất bản rồi (và phải cập nhật liên tục), mình nghĩ Việt Nam chưa có, mình sẽ kiểm tra "Từ điển về từ điển" xem sao. Nếu chưa có mình sẽ làm :"> , in thành cuốn nho nhỏ bỏ túi cho học sinh đọc (sẽ không dày vì không nhiều từ lắm).
Tớ đồng ý là không nhất thiết phải biết ghi chính xác những từ gốc Pháp này. Xét cho cùng mục đích chính của ngôn ngữ là để con người có thể dễ dàng giao tiếp, còn việc nghiên cứu và phát triển tư duy ngôn ngữ lại nằm ở mức độ khác.
ReplyDeleteVới tớ bổ sung thêm từ "coóc-xê" (corset):)). Không hiểu sao đọc cái title là nghĩ ngay đến từ này, sau đó mới đến mấy bộ phận của xe đạp:D. Chắc tại nó hơi bị đặc biệt, haha. Người "dạy" cho tớ từ này là bố tớ:))
He he, "coóc-xê" là từ khơi mào cho danh sách này đấy July, nhưng nó ở đoạn đầu hơi dài dòng nên tớ cắt mất, đọc đây nhé :).
ReplyDeletehttp://www.ddth.com/showpost.php?p=1487111&postcount=42
Được bố dạy cho từ này thì hay thật ^^, tớ thì nghe mấy bác gái nói nên biết, mãi lên cấp 2 chuyển đến vùng khác được nghe từ "xu-chiêng"(soutien) tớ thấy rất ngạc nhiên :D .