Lý thuyết :
1. Tiếng Nga là ngôn ngữ gốc Slav.
2. Tiếng Nga là ngôn ngữ tổng hợp, biến cách.
3. Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tích, đơn lập.
4. Tiếng Việt có cấu tạo từ, không có cấu tạo dạng thức từ. Tiếng Nga có cả hai.
5. Đơn vị tương đương : một đơn vị từ vựng trong ngôn ngữ này trùng khớp với một đơn vị từ vựng trong ngôn ngữ khác về ý nghĩa. Tuy nhiên, nhiều khi các đơn vị ngôn ngữ tưởng như trùng khớp nhưng thật ra vẫn có những nét khác biệt.
Chẳng biết thầy còn "chém gió" gì nữa, nhặt nhạnh trong vở chỉ được chừng này, còn thì nhờ cậy vào trí nhớ vậy, dù sao nghe giảng cũng khá đầy đủ.
Thực hành :
1. Đối chiếu tính từ tiếng Nga và tiếng Việt :
- Trong 2 ngôn ngữ đều có loại từ này.
- Khái niệm : đều là loại từ dùng để chỉ tính chất, hình thái, số lượng...
- Vai trò : đều bổ sung ý nghĩa cho danh từ, đại từ.
- Vị trí trong câu :
+ Tiếng Nga : tính từ thường đứng trước danh từ.
+ Tiếng Việt : tính từ thường đứng sau danh từ. Lấy ví dụ.
- Dạng thức :
+ Tiếng Nga : tính từ có 3 phạm trù ngữ pháp cơ bản là giống, số và cách, phù hợp với danh từ về giống, số và cách. Tính từ nguyên dạng của tiếng Nga thường kết thúc bằng "ый" và "ий", dễ dàng phân biệt với trạng từ. Lấy ví dụ.
+ Tiếng Việt : tính từ không biến đổi, khó phân biệt với trạng từ. Lấy ví dụ.
- Thể hiện ý nghĩa so sánh "hơn" :
+ Tiếng Nga : biến đổi đuôi từ, hoặc thêm từ. Lấy ví dụ.
+ Tiếng Việt : thêm từ "hơn". Lấy ví dụ.
2. Trật tự từ trong câu tiếng Nga và tiếng Việt :
- Trật tự từ trong tiếng Nga tự do hơn trật tự từ trong tiếng Việt.
+ Tiếng Nga : có thể thay đổi trật tự từ mà không làm biến đổi ý nghĩa chung của câu. Ví dụ.
+ Tiếng Việt : thay đổi trật tự từ -> ý nghĩa thay đổi. Ví dụ.
- Trật tự từ trong tiếng Nga đóng vai trò như phương tiện ngữ pháp thể hiện sắc thái, nét nghĩa nhất định của câu, thay đổi trật tự từ -> thay đổi nét nghĩa. Ví dụ : "Он смотрит футбол" khác "Смотрит он футбол".
+ Trật tự từ trong tiếng Việt không có chức năng đó, nếu muốn diễn đạt ý nghĩa tương đương với câu tiếng Nga, phải sử dụng phương pháp từ vựng : "Anh ấy xem bóng đá chứ không phải xem cái gì khác".
3. Đối chiếu danh từ :
- Trong 2 ngôn ngữ đều có loại từ này.
- Khái niệm : đều là loại từ dùng để chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng...
- Vai trò : đều thường đóng vai trò chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.
- Dạng thức :
+ Tiếng Nga : danh từ có 3 phạm trù ngữ pháp cơ bản là giống, số và cách, biến đổi theo giống, số và cách.
+ Tiếng Việt : không biến đổi.
- Ý nghĩa phân biệt giống trong danh từ :
+ Tiếng Nga : biến đổi đuôi từ : студент -> студентка; hoặc sử dụng từ khác : собака, щенок.
+ Tiếng Việt : sử dụng phương pháp từ vựng : sinh viên -> sinh viên nữ; thêm từ "đực, cái, con" : chó đực, chó cái, chó con.
- Ý nghĩa số nhiều trong danh từ :
+ Tiếng Nga : biến đổi đuôi từ : студент -> студенты; hoặc sử dụng từ khác : человек, люди.
+ Tiếng Việt : sử dụng phương pháp từ vựng : thêm "những", "các" vào trước danh từ : "những sinh viên"; hoặc sử dụng danh từ với ý nghĩa danh từ tập hợp : "Sinh viên trường đại học Hà Nội tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện".
4. Đối chiếu động từ :
- Trong 2 ngôn ngữ đều có loại từ này.
- Khái niệm : đều là loại từ biểu thị hành động hoặc trạng thái.
- Vai trò : đều thường đóng vai trò vị ngữ trong câu.
- Dạng thức :
+ Tiếng Nga : động từ biến đổi theo ngôi, thời. Ví dụ. Dễ dàng xác định động từ.
+ Tiếng Việt : không biến đổi. Ví dụ. Không dễ phân biệt động từ với các loại từ khác.
- Xác định thời của động từ :
+ Tiếng Nga : dễ dàng xác định : читал, читаю, буду читать/прочитаю.
+ Tiếng Việt : sử dụng "đã", "đang" và "sẽ" thêm vào động từ, tuy nhiên, không tương đương với cách thể hiện thời của động từ trong tiếng Nga. Trong tiếng Việt, thời của động từ được xác định dựa vào ngữ cảnh, ý nghĩa chung của câu.
5. Đối chiếu giới từ :
- Trong cả 2 ngôn ngữ đều có loại từ này.
- Đều không biến đổi dạng thức.
- Trong tiếng Việt, giới từ có thể được sử dụng hoặc không. Ví dụ : Tôi đi Mỹ (không sử dụng giới từ). Tiếng Nga : bắt buộc sử dụng.
- Trong tiếng Việt, trong một số trường hợp, giới từ có thể đóng vai trò động từ : "Tôi sang Lào".
6. Cấu tạo từ trong tiếng Nga và tiếng Việt :
- Tiếng Nga : cấu tạo từ mới bằng cách biến đổi từ gốc : учить - учитель - учительница...
- Tiếng Việt : sử dụng phương pháp từ vựng, phát triển từ gốc ban đầu theo nghĩa miêu tả : mẹ - mẹ nuôi - mẹ kế...
7. Đối chiếu trọng âm tiếng Nga và thanh điệu tiếng Việt.
Mình muốn giỏi tiếng Nga. Có một ý nghĩ đáng buồn trong mong muốn này.
ReplyDeletelàm thế nào để đọc tiếp ạ:((( e sắp thi đối chiếu rồi tiền bối chỉ e với :(((
ReplyDeleteSorry em, chắc phần 2 thất lạc đâu đó. Còn chị thì hoàn toàn không nhớ gì về cái post này nữa :)) .
Delete