Đêm nay mình gặp được Schubert.
Đang lúc buồn chán mình lục lại playlist trong nhaccuatui, nghe những bản piano ngọt ngào nhẹ nhàng và đột nhiên một giai điệu trong trẻo và sâu đậm lạ thường khiến mình chú ý, cảm giác như đây chính xác là âm thanh mà đôi tai mình vẫn luôn khao khát. Mình mở lên nhìn tên bản nhạc thì thấy ghi "Serenade - Schubert" - Dạ Khúc.
Bản Dạ Khúc bất hủ này được Franz Schubert sáng tác là để dành tặng sinh nhật một nàng thiếu nữ ông thầm yêu trộm nhớ. Ở châu Âu thời Trung cổ, các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách ban đêm đến đứng dưới cửa sổ phòng ngủ của "người đẹp", mượn âm nhạc mà tự mình thể hiện tấm lòng qua giọng hát, tiếng đàn. Những khúc ca lãng mạn này được gọi là "serenade". Serenade thời Trung cổ và Phục hưng được biểu diễn không theo hình thức đặc biệt nào, chủ yếu là do một người tự hát và đệm bằng nhạc cụ mang theo được như guitar, mandolin.
Để làm nàng bất ngờ, Schubert đã nhờ một người bạn thân là ca sĩ đến hát bài này ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Buổi tối hôm đó, cây đàn piano được bí mật khiêng vào vườn nhà nàng, sẵn sàng cho buổi diễn đầy độc đáo, lãng mạn. Duy có điều, Schubert quên không đến và cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ chứ không dành trái tim cho Schubert (trích Wikipedia). Đọc đoạn này mình thật lòng nghĩ là đã có âm mưu gì đó xảy ra chứ không hẳn là Schubert quên không đến. Còn nếu Schubert quên thật thì cô nàng kia đem lòng yêu anh ca sĩ cũng hợp lý thôi!
Còn mình thì mê đắm vì bản nhạc, bèn dốc sức tìm hiểu về nhạc sĩ. Đọc bài Wikipedia về cuộc đời Schubert mà mình suýt rơi nước mắt. Sinh ra trong gia đình nông thôn không lấy gì làm khá giả, nhờ người cha giáo viên mà Franz Schubert được tiếp cận với thế giới âm nhạc từ nhạc cụ ở trường và cả từ nhóm thợ mộc bí mật giúp ông vào kho đàn piano luyện tập. Điều này cho thấy đam mê âm nhạc của Schubert đã khiến những người xung quanh cảm động ra sao mà hết lòng nâng đỡ ông. Tài năng sớm phát tiết và được đón nhận bởi những người yêu quý, nhưng lại không vượt qua được những hạn chế xã hội để âm nhạc của ông được ghi nhận rộng rãi lúc sinh thời. Cũng như bao thiên tài nghệ thuật khác đầu thế kỷ XIX, ông sống kham khổ đến mức không thể cưới được nàng ca sĩ mình yêu vì không chứng minh được khả năng nuôi sống gia đình. Và thêm một thiên tài nữa của nhân loại đã chết sớm trong nghèo khó và bệnh tật khi Schubert ra đi năm 31 tuổi vì bệnh thương hàn. Vài chục năm sau âm nhạc của ông bắt đầu được phổ biến rộng rãi, ca tụng và 200 năm sau (thời nay) thì ông được gọi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của nhân loại.
Khi hiểu thêm về con người nhạc sĩ, mình lại thấy yêu thêm những bản dạ khúc Schubert. Con người trải qua vô vàn khó khăn, trắc trở và nỗi buồn trong cuộc sống đó lại tỏa sáng dịu dàng đẹp đẽ nhường vậy trong từng bản nhạc. Một tâm hồn lãng mạn tuyệt đối, bất chấp hiện thực khắc nghiệt của đời thường. Vậy mới thấy, thế giới này chưa bao giờ rộng mở với những người lãng mạn.
Nhờ Wikipedia mà mình được biết về bảo tàng Schubert đặt tại chính ngôi nhà nơi ông sinh ra ở Vienna, thủ đô nước Áo. Mình đã đánh dấu bảo tàng này trên Google Maps và gắn mác "Muốn đi" lên đó. Lại thêm lý do nữa để tò mò về đất nước nhỏ bé ươm mầm nhiều tinh hoa ấn tượng này.
Monday, December 18, 2017
Tuesday, October 24, 2017
Sometimes I Need Some Coffee Shop Noise
Suốt tuần cả ngày ngồi trong phòng với chiếc máy tính, trong một không gian hết sức yên ắng không bao giờ bị làm phiền, cuối cùng mình phải bật cái này lên để có cảm giác là mình vẫn đang hết sức hòa nhập với cộng đồng!
Thật ra là ngồi nhà suốt chán thì mình ra thư viện ngồi, hôm trước được bonus ngồi đối diện một bạn đẹp trai chuẩn mực luôn, thư giãn mắt tốt. Cơ mà thư viện cũng quá sức yên ắng, mấy người ở đó đến cả thở cũng nhẹ, không gian hơi nghiêm túc quá, đi một vài buổi thôi chứ cũng không hàng ngày được. Hôm nay đổi gió ra Starbucks gần nhà ngồi thử xem sao, hóa ra là một chỗ rất lý tưởng, đầy đủ ổ cắm + wifi không giới hạn giờ và ghế ngồi rất hợp để dùng máy tính.
Có điều chỗ lý tưởng vậy thì cũng hơi đông người, mình không thích tiếng những người xung quanh nói chuyện lắm nên đeo tai nghe nhạc cho dễ làm việc. Mà nghe nhạc liền 3 tiếng thì não cũng hết tiếp nhận nổi nhạc rồi, dù là nhạc không lời giao hưởng Mozart. Lại thêm không chịu được nhiệt 16 độ của điều hòa ở Sing nên được max 3 tiếng là mình lẩy bẩy nổi da gà cuốn gói về nhà lại. Về nhà vắng vẻ buồn buồn thì nhớ ra cái mánh mở tiếng động của quán cà phê ngụy tạo không gian làm việc, thúc đẩy khả năng sáng tạo. Ngạc nhiên là hiệu quả không ngờ, ở nhà mà mở tiếng động này thì có cảm giác cũng như đang ngồi quán cà phê vậy. Mà lại là quán cà phê ở Mỹ luôn!
Mình biết đến các thể loại file âm thanh tiếng động quán cà phê, âm thanh thiên nhiên như nước chảy mưa rơi cũng được mấy năm rồi, mà đây là lần đầu tiên đưa ra áp dụng (xem ra mức độ kỷ càng ngày càng tăng cao). File âm thanh này được thu lại trong một quán cà phê đông người vào buổi chiều ngày 14/05/2014 bằng thiết bị thu âm chuyên dụng, với chất lượng phải nói là xuất sắc. Điều đặc sắc nhất ở file "tiếng ồn" này là nó có "tiếng" mà không "ồn", vì tiếng động chủ yếu là tiếng người nói chuyện rì rầm hay đồ đạc va chạm, cực kỳ kích thích trí tò mò về những gì xảy ra phía bên kia tiếng ồn đó. Phần lớn những người nghe file này đều bảo rằng thay vì tập trung làm việc thì họ lại tò mò lắng nghe các mẩu đối thoại rời rạc trong file và thấy cực kỳ thú vị khi có thể tha hồ tọc mạch như vậy. Bản thân mình thì may mắn là trình độ nghe không ở mức "bản địa" như vậy nên nếu không tập trung nghe thì cũng chẳng có mấy chữ lọt được nghĩa vào tai mình, cho nên nó thực sự là tiếng động đối với mình. Thêm nữa là mở volume nhỏ thì cũng khó nghe được nội dung, volume chừng 50% là đẹp, mở to nghe cũng mệt.
Vậy đấy, cảm thấy quyền năng đầy mình khi có thể bưng quán cà phê về nhà, có thể cho phép mọi người nói hay bắt họ dừng lại, có thể để họ nói chuyện lớn tiếng hơn hay giảm bớt volume xuống. Thật tuyệt! Mọi người nên thử xem sao!
Monday, April 24, 2017
Những đứa con miền Trung nơi phương trời Phần Lan
Mình không thích gọi thứ này thứ kia là "cảm động", nhưng thực sự câu chuyện cuộc đời bạn này đọc xong buộc người ta phải suy ngẫm nhiều. Câu chuyện một người con không cha của bà mẹ bán cá xứ biển miền Trung sang Phần Lan học về chế biến thủy sản và công nghệ đông lạnh. Đọc xong cũng thấy tự xấu hổ nhiều lắm, mình sinh ra với điều kiện tốt hơn người ta mà thành tựu kém hơn người ta. Cảm phục người con và cảm phục cả người mẹ đã dũng cảm một thân một mình đưa con đi khắp nơi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn cho hai mẹ con và lại cũng sẵn sàng để con rời xa xây dựng ước mơ riêng mình. Nhưng trong ước mơ của con luôn có hình bóng mẹ, con đường đưa con đi xa cuối cùng cũng sẽ dẫn về quê nhà, để có thể đỡ đần mẹ nhiều hơn.
Dưới đây là thư một bạn trẻ gửi cho page Tony Buổi Sáng.
"Dear dượng,
Con viết cho dượng những dòng này khi đang ngồi trong quán cà phê Starbucks gần trường ĐH ở đất nước Phần Lan xa xôi. Hôm nay quán bán COD (coffee of the day) của Đà Lạt mình, con làm một ly Americano nóng to đùng. Con vừa viết vừa uống, hết ly là con ngừng đó nha (con bắt chước kiểu viết của dượng cho độc giả hụt hẫng chơi).
Con sinh ra ở một làng chài ven biển nghèo nhất xứ Thanh Hoá. Con là đứa con duy nhất của mẹ. Và con không có bố. Khi có con, vì người đời đàm tiếu phán xét dữ dội nên mẹ chịu không nổi, nửa đêm mẹ bế con theo xe khách đi dần vào các tỉnh miền trong. Mẹ đến nhà 1 cô người quen ở một xã ven biển ở Quảng Trị, xin làm công nhân trong xưởng nước đá. Sau đó cô ấy cho mẹ mượn tiền để tự ra riêng, thuê nhà buôn bán. Cứ mờ sáng, mẹ con dậy sớm, ra ngoài bãi chờ mấy chú đánh cá về, lấy một ít rồi đạp xe lên chợ miền núi cách đó 15km để bán lại. Con chỉ biết tên bố mình khi con dịch giấy khai sinh để làm hồ sơ đi du học. Mẹ con khi nào con ăn học thành tài, mẹ sẽ cho liên lạc lại để nhận mặt. Bí mật đời mẹ nên con cũng không tò mò nữa.
Con lớn lên trong mùi tanh nồng nàn của cá biển. Mẹ con tiếp xúc với cá nhiều nên mùi mồ hôi cũng là mùi cá, dù tắm xà bông cỡ nào cũng không bay hết được. Người khác thì thấy ghê ghê nhưng con thấy rất đỗi thân thương. Dượng biết không, dù đã dọn đến một nơi xa lạ, nhưng xóm làng ở đây vẫn không buông tha. Con lớn lên trong sự trêu chọc của những bạn bè trang lứa, vốn có cha có mẹ đầy đủ. Rồi những lần những người đàn ông đến với mẹ con, đòi lấy mẹ nhưng đối xử với con lạnh nhạt lắm. Đàn ông châu Á thường ích kỷ, họ chỉ thương và lo cho con ruột của họ thôi nên mẹ nói thôi mẹ ở vậy, lấy về mà mấy ổng đánh con chắc mẹ sẽ chết. Mẹ lầm lũi như con cò con vạc trong ca dao xứ mình. Có bao nhiêu người đàn bà Việt Nam lầm lũi với đứa con của họ, con không biết nữa, nhưng chắc là nhiều lắm. Tư tưởng nho giáo và mối quan hệ cộng đồng làng xã đặc trưng khiến người phụ nữ châu Á mình sống cứ phải sống một cuộc đời khổ thân, khổ tâm, khổ trí.
Có lần tụi bạn học trêu chọc con là đồ không cha, mẹ hàng tôm hàng cá nên mất dạy, con quyết sống mái với chúng nó một trận với tất cả uất ức trong lòng. Bọn chúng đông hơn, đánh con thừa sống thiếu chết. Khi đem lên phân xử, có cô giáo, thầy hiệu trưởng và phụ huynh hai bên, con bị kết tội là con sai hoàn toàn. Con vẫn nhớ ánh mắt thống thiết của mẹ con khi thầy hiệu trưởng nói “chị không có chồng, nhà không có nóc, chị phải đóng vai cha để dạy con, đừng để nó thành người xấu, phá làng phá xóm như vậy nữa”. Bữa đó, mẹ đạp xe chở con về, nấu cơm cho ăn xong, ra ngoài sân ôm mặt khóc nức nở. Rồi mẹ vô nhà, lấy giỏ bỏ đồ 2 mẹ con vô, nói thôi mẹ vô Đà Nẵng, ở thành phố người ta bớt soi mói hơn. Mẹ gửi con qua nhà cô chủ hãng nước đá, một ân nhân của mẹ rồi bắt xe lên đường. Con lầm lũi không nói không cười mất mấy tháng cho hết năm học, rồi theo mẹ lên Đà Nẵng.
Ở Đà Nẵng, mẹ làm công nhân cho một xí nghiệp thủy sản, do mẹ có kinh nghiệm phân loại cá. Rồi mẹ cũng trở lại nghề cũ. Mẹ con chỉ thích bán cá thôi. Cuộc sống dần ổn định và mẹ con mua được cái nhà cho hai mẹ con tá túc.
Con đọc sách của dượng vào năm lớp 11. Thấy hay, con đọc cho mẹ nghe. Chuyện vui, mẹ cười bảo “cái ông ni viết hài ghê ta ơi, cứ như gặp nhau cuối tuần trên tivi”. Rồi có lúc, hai mẹ con bật khóc. Nhất là khi đọc truyện Mùi Kiệu, mẹ nói, cảm giác tủi thân y chang như mẹ con mình. Rồi con đọc chuyện West Point, từ đó con nghĩ tại sao mình không làm khác. Cứ y chang mọi người thì sao thành công được. Thay vì cứ luyện toán lý hoá sinh mờ mờ sáng đến khuya, tranh nhau một suất vô ĐH ở Việt Nam, mình có thể đi nước ngoài học không. Tình cờ con đọc 1 bài báo nói về học sinh Trung Quốc hiện chiếm 1/3 sinh viên quốc tế tại các ĐH Mỹ. Bên TQ có kỳ thi “Cao Khảo” cũng khốc liệt như kỳ thi tuyển sinh ĐH ở Việt Nam, nên học sinh TQ bí mật chỉ nhau cách vào ĐH Mỹ, vì thi SAT dễ dàng hơn. Từ đó, học sinh TQ bùng nổ ở Mỹ, châu Âu, Úc, New Zealand…trong đó rất nhiều bạn được học bổng toàn phần, tức trường bên kia tài trợ toàn bộ kinh phí học tập lẫn ăn ở. Thế là con lân la lên mạng xem thử thi vào ĐH Mỹ thế nào. Hóa ra vô cùng dễ so với kỳ thi của mình. Điều kiện cần chính là điểm IELTS và SAT, còn điều kiện đủ chính là trí lực của mỗi cá nhân. Họ cần bài luận tự viết, bằng chứng về các hoạt động xã hội và từ thiện, các công trình nghiên cứu sáng tạo, các bài báo…và sự tự tin. Vì họ sẽ gọi phỏng vấn qua Skype. Con đọc xong, thức trắng 1 đêm, quyết định mình sẽ có lối rẽ khác. Nhất định mình không phải là đứa tầm tầm bậc trung, không chen chúc trên con đường có quá nhiều người đi.
Con đến nhà sách Đà Nẵng mua về các cuốn luyện SAT và IELTS cũng như download từ trên mạng xuống, rồi ngồi luyện. Con mượn mẹ 10 triệu để mở thẻ thanh toán quốc tế visa debit để thanh toán cho các kỳ thi này. Tháng 3, tháng 4 con thi 2 kỳ thi này xong, rồi nộp vô các ĐH mình ưa thích trên thế giới, bằng tú tài sẽ bổ sung sau. Con nhận được thư chấp thuận vào học của nhiều ĐH lắm dượng, phần lớn là miễn 75% học phí, hoặc hoàn toàn học phí, chỉ có 1 trường ở Phần Lan và 1 trường ở Mỹ cho học bổng toàn phần, tức bao luôn ăn ở đi lại. Con quyết định chọn Phần Lan, tháng 6 ra Hà Nội phỏng vấn visa xong, con về thi tú tài nhẹ nhàng rồi phụ mẹ bán cá. Khi các bạn con dáo dác xách hồ sơ bay vào Sài Gòn, bay ra Hà Nội, ra Huế căng mắt theo dõi thông tin các nguyện vọng như thị trường chứng khoán thì con chỉ lo bán cá phụ mẹ, chờ ngày lên máy bay để kịp kỳ nhập học tháng 9 ở Phần Lan.
Lúc luyện IELTS và SAT, con cũng đã rủ các bạn làm nhưng các bạn không dám, vì tâm lý “chắc ăn” của người mình nặng lắm. Thật ra, con tự tin luyện thi ĐH của nước ngoài là vì bây giờ ĐH mình nhiều quá, 4-5 trường, tìm một ĐH để học đâu có khó. Các ĐH, cao đẳng vùng, cao đẳng nghề thiếu người học trầm trọng. Con thấy mấy anh chị trước luyện thi từ mờ sáng đến khuya lơ, giành nhau vô ĐH tốp này tốp kia chứ ra trường cũng thất nghiệp nếu không có ngoại ngữ, trải nghiệm làm thêm hay công tác xã hội. Như chị Quỳnh, con gái của cô bán nước đá ở Quảng Trị đó, một tháng học ở Sài Gòn, cô phải gửi vào 5 triệu tiền ăn ở học thêm, tính ra 1 năm là 60 triệu, cộng học phí đi lại linh tinh khoảng 100 triệu. Tính ra 4-5 năm học khoảng 400-500 triệu chứ đâu có ít, tại mình chuyển dần thì không thấy nhiều đó thôi. Giờ học xong chị Quỳnh thất nghiệp về phụ mẹ bán nước đá, con kêu đi nước ngoài làm thì chị nói tiếng Anh lèo tèo nên sao đi được.
Năm ngoái, thật ra, con cũng “chắc ăn” nên đăng ký cao đẳng nghề Đà Nẵng, và định bụng sẽ làm thêm cái ĐH tại chức tiếng Anh ban đêm, hoặc đi làm luôn nếu không có ĐH nước ngoài nào nhận. Con cao ráo đẹp trai, tiếng Anh lưu loát như vầy, mấy resort 5 sao ở Đà Nẵng, Hội An không lẽ không cần người mở cửa? Nhưng trong thâm tâm, con chỉ muốn đi du học, nhưng không ai tin con, kể cả mẹ. Với người châu Á mình, con sãi ở chùa chỉ quét lá đa thôi, thành công luôn phải có ai đó giúp, chứ tự mình là không thể. Nhưng con theo chủ nghĩa tự thân tự lập và tự tin về điều đó. Mẹ chỉ nói mi làm chi thì cứ làm, mẹ sinh con ra là cho con một cơ hội ra cuộc đời, không phải có nghĩa vụ nuôi mẹ. Về già, mẹ sẽ về lại quê cũ, sống với các cậu các dì, hoặc vô viện dưỡng lão. Con cứ vẫy vùng bốn phương cho thỏa chí làm trai, dở quá thì về phụ mẹ. Mẹ nói mẹ bán cá mà đọc bài của Tony riết nên ứng xử văn minh lắm, con cứ yên tâm.
Con đăng ký học ngành chế biến thủy sản và công nghệ đông lạnh. Có lẽ những kinh nghiệm bán cá của con, các bức ảnh lao động chân tay của con gửi cho mấy thầy, rồi lá thư con trình bày về khát vọng làm một nhà máy chế biến bột cá ở quê nhà đã thuyết phục các thầy bên này. Chuyện đi du học, con không muốn bàn tán xôn xao nên tuyệt đối không nói với ai. Họ có giúp gì được mình đâu mà báo cáo. Họ không tin thì lại lời ra tiếng vào, con thích cách ứng xử của dượng với thế gian. Cần gì nổi danh ồn ào, “sông càng sâu càng tĩnh lặng”, hay có một câu tiếng Anh mà con thấy dượng để trên page của mình là “work hard in silence, let success be your noise”.
Con không biết tương lai con sẽ như thế nào. Vì Tây cho tiền con học nên con không có ràng buộc gì về việc tốt nghiệp xong phải làm gì ở đâu. Lấy tiền của Tây đi học không khó như mọi người nghĩ. Chỉ cần có ý chí, mọi con đường đều mở ra.
Thế giới phẳng, con đã là công dân toàn cầu, thi ĐH không việc gì phải bó buộc ở nước nào nữa, muốn thi đâu thì thi, học ở đâu thì học. Và con sẽ là một công dân có ích trong 7 tỷ nhân loại này. Khi ai hỏi, con đều trả lời là mẹ tao là người bán cá ở xứ biển miền trung nước Việt. Mẹ tao là single mom, đơn thân, bình thường nhưng không tầm thường. Và tao cũng vậy.
Con chỉ một ràng buộc duy nhất để trở về, chính là mùi mồ hôi tanh nồng mùi cá của mẹ con. Tự dưng, con nhớ nhà quá dượng….”
Đọc xong thấy nhớ con em Thị Quỳnh đang lưu lạc bên Phần Lan của mình. Con bé 23 tuổi tưng tửng gầy gò da ngăm đen quê Phú Yên, ước mơ làm y tá cứu hộ cá heo =.= (và mình đã nói với nó là nghe ngớ ngẩn). Mình không biết rõ gia đình nó nhưng chỉ nói chuyện kế hoạch du học thì cũng biết là gia đình nó không có điều kiện để hỗ trợ gì, nó tự nộp đơn vào các trường Phần Lan (vốn có chính sách miễn học phí kể cả cho người nước ngoài), được nhận thì xác định qua đó làm thêm trang trải sinh hoạt phí. Hôm nó lên đường xuất ngoại mình ra sân bay tiễn, gặp cả gia đình nó cũng đang chờ ở sân bay. Bố nó mới mất ngay trước ngày nó bay 1 tháng (vì chuyện đó mà suýt bỏ ngang việc du học), người mẹ và hai anh trai đều mang dáng vẻ khắc khổ của người lao động chân tay, giản dị lặng yên trong giờ phút tiễn con gái út sang trời Âu xa xôi bước vào một cuộc sống khác. Mình tự hào về con bé quen không lâu mà thấy rất thân này lắm. Nhìn nó mình cảm thấy cơ hội là không có giới hạn. Một hình mẫu đẹp tiêu biểu cho các bạn trẻ Việt Nam ngày càng có ý chí và tự tin vươn ra biển lớn, chạm tay tới ước mơ của mình. Vững vàng lên cô gái, em thật sự rất kiên cường.
Dưới đây là thư một bạn trẻ gửi cho page Tony Buổi Sáng.
"Dear dượng,
Con viết cho dượng những dòng này khi đang ngồi trong quán cà phê Starbucks gần trường ĐH ở đất nước Phần Lan xa xôi. Hôm nay quán bán COD (coffee of the day) của Đà Lạt mình, con làm một ly Americano nóng to đùng. Con vừa viết vừa uống, hết ly là con ngừng đó nha (con bắt chước kiểu viết của dượng cho độc giả hụt hẫng chơi).
Con sinh ra ở một làng chài ven biển nghèo nhất xứ Thanh Hoá. Con là đứa con duy nhất của mẹ. Và con không có bố. Khi có con, vì người đời đàm tiếu phán xét dữ dội nên mẹ chịu không nổi, nửa đêm mẹ bế con theo xe khách đi dần vào các tỉnh miền trong. Mẹ đến nhà 1 cô người quen ở một xã ven biển ở Quảng Trị, xin làm công nhân trong xưởng nước đá. Sau đó cô ấy cho mẹ mượn tiền để tự ra riêng, thuê nhà buôn bán. Cứ mờ sáng, mẹ con dậy sớm, ra ngoài bãi chờ mấy chú đánh cá về, lấy một ít rồi đạp xe lên chợ miền núi cách đó 15km để bán lại. Con chỉ biết tên bố mình khi con dịch giấy khai sinh để làm hồ sơ đi du học. Mẹ con khi nào con ăn học thành tài, mẹ sẽ cho liên lạc lại để nhận mặt. Bí mật đời mẹ nên con cũng không tò mò nữa.
Con lớn lên trong mùi tanh nồng nàn của cá biển. Mẹ con tiếp xúc với cá nhiều nên mùi mồ hôi cũng là mùi cá, dù tắm xà bông cỡ nào cũng không bay hết được. Người khác thì thấy ghê ghê nhưng con thấy rất đỗi thân thương. Dượng biết không, dù đã dọn đến một nơi xa lạ, nhưng xóm làng ở đây vẫn không buông tha. Con lớn lên trong sự trêu chọc của những bạn bè trang lứa, vốn có cha có mẹ đầy đủ. Rồi những lần những người đàn ông đến với mẹ con, đòi lấy mẹ nhưng đối xử với con lạnh nhạt lắm. Đàn ông châu Á thường ích kỷ, họ chỉ thương và lo cho con ruột của họ thôi nên mẹ nói thôi mẹ ở vậy, lấy về mà mấy ổng đánh con chắc mẹ sẽ chết. Mẹ lầm lũi như con cò con vạc trong ca dao xứ mình. Có bao nhiêu người đàn bà Việt Nam lầm lũi với đứa con của họ, con không biết nữa, nhưng chắc là nhiều lắm. Tư tưởng nho giáo và mối quan hệ cộng đồng làng xã đặc trưng khiến người phụ nữ châu Á mình sống cứ phải sống một cuộc đời khổ thân, khổ tâm, khổ trí.
Có lần tụi bạn học trêu chọc con là đồ không cha, mẹ hàng tôm hàng cá nên mất dạy, con quyết sống mái với chúng nó một trận với tất cả uất ức trong lòng. Bọn chúng đông hơn, đánh con thừa sống thiếu chết. Khi đem lên phân xử, có cô giáo, thầy hiệu trưởng và phụ huynh hai bên, con bị kết tội là con sai hoàn toàn. Con vẫn nhớ ánh mắt thống thiết của mẹ con khi thầy hiệu trưởng nói “chị không có chồng, nhà không có nóc, chị phải đóng vai cha để dạy con, đừng để nó thành người xấu, phá làng phá xóm như vậy nữa”. Bữa đó, mẹ đạp xe chở con về, nấu cơm cho ăn xong, ra ngoài sân ôm mặt khóc nức nở. Rồi mẹ vô nhà, lấy giỏ bỏ đồ 2 mẹ con vô, nói thôi mẹ vô Đà Nẵng, ở thành phố người ta bớt soi mói hơn. Mẹ gửi con qua nhà cô chủ hãng nước đá, một ân nhân của mẹ rồi bắt xe lên đường. Con lầm lũi không nói không cười mất mấy tháng cho hết năm học, rồi theo mẹ lên Đà Nẵng.
Ở Đà Nẵng, mẹ làm công nhân cho một xí nghiệp thủy sản, do mẹ có kinh nghiệm phân loại cá. Rồi mẹ cũng trở lại nghề cũ. Mẹ con chỉ thích bán cá thôi. Cuộc sống dần ổn định và mẹ con mua được cái nhà cho hai mẹ con tá túc.
Con đọc sách của dượng vào năm lớp 11. Thấy hay, con đọc cho mẹ nghe. Chuyện vui, mẹ cười bảo “cái ông ni viết hài ghê ta ơi, cứ như gặp nhau cuối tuần trên tivi”. Rồi có lúc, hai mẹ con bật khóc. Nhất là khi đọc truyện Mùi Kiệu, mẹ nói, cảm giác tủi thân y chang như mẹ con mình. Rồi con đọc chuyện West Point, từ đó con nghĩ tại sao mình không làm khác. Cứ y chang mọi người thì sao thành công được. Thay vì cứ luyện toán lý hoá sinh mờ mờ sáng đến khuya, tranh nhau một suất vô ĐH ở Việt Nam, mình có thể đi nước ngoài học không. Tình cờ con đọc 1 bài báo nói về học sinh Trung Quốc hiện chiếm 1/3 sinh viên quốc tế tại các ĐH Mỹ. Bên TQ có kỳ thi “Cao Khảo” cũng khốc liệt như kỳ thi tuyển sinh ĐH ở Việt Nam, nên học sinh TQ bí mật chỉ nhau cách vào ĐH Mỹ, vì thi SAT dễ dàng hơn. Từ đó, học sinh TQ bùng nổ ở Mỹ, châu Âu, Úc, New Zealand…trong đó rất nhiều bạn được học bổng toàn phần, tức trường bên kia tài trợ toàn bộ kinh phí học tập lẫn ăn ở. Thế là con lân la lên mạng xem thử thi vào ĐH Mỹ thế nào. Hóa ra vô cùng dễ so với kỳ thi của mình. Điều kiện cần chính là điểm IELTS và SAT, còn điều kiện đủ chính là trí lực của mỗi cá nhân. Họ cần bài luận tự viết, bằng chứng về các hoạt động xã hội và từ thiện, các công trình nghiên cứu sáng tạo, các bài báo…và sự tự tin. Vì họ sẽ gọi phỏng vấn qua Skype. Con đọc xong, thức trắng 1 đêm, quyết định mình sẽ có lối rẽ khác. Nhất định mình không phải là đứa tầm tầm bậc trung, không chen chúc trên con đường có quá nhiều người đi.
Con đến nhà sách Đà Nẵng mua về các cuốn luyện SAT và IELTS cũng như download từ trên mạng xuống, rồi ngồi luyện. Con mượn mẹ 10 triệu để mở thẻ thanh toán quốc tế visa debit để thanh toán cho các kỳ thi này. Tháng 3, tháng 4 con thi 2 kỳ thi này xong, rồi nộp vô các ĐH mình ưa thích trên thế giới, bằng tú tài sẽ bổ sung sau. Con nhận được thư chấp thuận vào học của nhiều ĐH lắm dượng, phần lớn là miễn 75% học phí, hoặc hoàn toàn học phí, chỉ có 1 trường ở Phần Lan và 1 trường ở Mỹ cho học bổng toàn phần, tức bao luôn ăn ở đi lại. Con quyết định chọn Phần Lan, tháng 6 ra Hà Nội phỏng vấn visa xong, con về thi tú tài nhẹ nhàng rồi phụ mẹ bán cá. Khi các bạn con dáo dác xách hồ sơ bay vào Sài Gòn, bay ra Hà Nội, ra Huế căng mắt theo dõi thông tin các nguyện vọng như thị trường chứng khoán thì con chỉ lo bán cá phụ mẹ, chờ ngày lên máy bay để kịp kỳ nhập học tháng 9 ở Phần Lan.
Lúc luyện IELTS và SAT, con cũng đã rủ các bạn làm nhưng các bạn không dám, vì tâm lý “chắc ăn” của người mình nặng lắm. Thật ra, con tự tin luyện thi ĐH của nước ngoài là vì bây giờ ĐH mình nhiều quá, 4-5 trường, tìm một ĐH để học đâu có khó. Các ĐH, cao đẳng vùng, cao đẳng nghề thiếu người học trầm trọng. Con thấy mấy anh chị trước luyện thi từ mờ sáng đến khuya lơ, giành nhau vô ĐH tốp này tốp kia chứ ra trường cũng thất nghiệp nếu không có ngoại ngữ, trải nghiệm làm thêm hay công tác xã hội. Như chị Quỳnh, con gái của cô bán nước đá ở Quảng Trị đó, một tháng học ở Sài Gòn, cô phải gửi vào 5 triệu tiền ăn ở học thêm, tính ra 1 năm là 60 triệu, cộng học phí đi lại linh tinh khoảng 100 triệu. Tính ra 4-5 năm học khoảng 400-500 triệu chứ đâu có ít, tại mình chuyển dần thì không thấy nhiều đó thôi. Giờ học xong chị Quỳnh thất nghiệp về phụ mẹ bán nước đá, con kêu đi nước ngoài làm thì chị nói tiếng Anh lèo tèo nên sao đi được.
Năm ngoái, thật ra, con cũng “chắc ăn” nên đăng ký cao đẳng nghề Đà Nẵng, và định bụng sẽ làm thêm cái ĐH tại chức tiếng Anh ban đêm, hoặc đi làm luôn nếu không có ĐH nước ngoài nào nhận. Con cao ráo đẹp trai, tiếng Anh lưu loát như vầy, mấy resort 5 sao ở Đà Nẵng, Hội An không lẽ không cần người mở cửa? Nhưng trong thâm tâm, con chỉ muốn đi du học, nhưng không ai tin con, kể cả mẹ. Với người châu Á mình, con sãi ở chùa chỉ quét lá đa thôi, thành công luôn phải có ai đó giúp, chứ tự mình là không thể. Nhưng con theo chủ nghĩa tự thân tự lập và tự tin về điều đó. Mẹ chỉ nói mi làm chi thì cứ làm, mẹ sinh con ra là cho con một cơ hội ra cuộc đời, không phải có nghĩa vụ nuôi mẹ. Về già, mẹ sẽ về lại quê cũ, sống với các cậu các dì, hoặc vô viện dưỡng lão. Con cứ vẫy vùng bốn phương cho thỏa chí làm trai, dở quá thì về phụ mẹ. Mẹ nói mẹ bán cá mà đọc bài của Tony riết nên ứng xử văn minh lắm, con cứ yên tâm.
Con đăng ký học ngành chế biến thủy sản và công nghệ đông lạnh. Có lẽ những kinh nghiệm bán cá của con, các bức ảnh lao động chân tay của con gửi cho mấy thầy, rồi lá thư con trình bày về khát vọng làm một nhà máy chế biến bột cá ở quê nhà đã thuyết phục các thầy bên này. Chuyện đi du học, con không muốn bàn tán xôn xao nên tuyệt đối không nói với ai. Họ có giúp gì được mình đâu mà báo cáo. Họ không tin thì lại lời ra tiếng vào, con thích cách ứng xử của dượng với thế gian. Cần gì nổi danh ồn ào, “sông càng sâu càng tĩnh lặng”, hay có một câu tiếng Anh mà con thấy dượng để trên page của mình là “work hard in silence, let success be your noise”.
Con không biết tương lai con sẽ như thế nào. Vì Tây cho tiền con học nên con không có ràng buộc gì về việc tốt nghiệp xong phải làm gì ở đâu. Lấy tiền của Tây đi học không khó như mọi người nghĩ. Chỉ cần có ý chí, mọi con đường đều mở ra.
Thế giới phẳng, con đã là công dân toàn cầu, thi ĐH không việc gì phải bó buộc ở nước nào nữa, muốn thi đâu thì thi, học ở đâu thì học. Và con sẽ là một công dân có ích trong 7 tỷ nhân loại này. Khi ai hỏi, con đều trả lời là mẹ tao là người bán cá ở xứ biển miền trung nước Việt. Mẹ tao là single mom, đơn thân, bình thường nhưng không tầm thường. Và tao cũng vậy.
Con chỉ một ràng buộc duy nhất để trở về, chính là mùi mồ hôi tanh nồng mùi cá của mẹ con. Tự dưng, con nhớ nhà quá dượng….”
Đọc xong thấy nhớ con em Thị Quỳnh đang lưu lạc bên Phần Lan của mình. Con bé 23 tuổi tưng tửng gầy gò da ngăm đen quê Phú Yên, ước mơ làm y tá cứu hộ cá heo =.= (và mình đã nói với nó là nghe ngớ ngẩn). Mình không biết rõ gia đình nó nhưng chỉ nói chuyện kế hoạch du học thì cũng biết là gia đình nó không có điều kiện để hỗ trợ gì, nó tự nộp đơn vào các trường Phần Lan (vốn có chính sách miễn học phí kể cả cho người nước ngoài), được nhận thì xác định qua đó làm thêm trang trải sinh hoạt phí. Hôm nó lên đường xuất ngoại mình ra sân bay tiễn, gặp cả gia đình nó cũng đang chờ ở sân bay. Bố nó mới mất ngay trước ngày nó bay 1 tháng (vì chuyện đó mà suýt bỏ ngang việc du học), người mẹ và hai anh trai đều mang dáng vẻ khắc khổ của người lao động chân tay, giản dị lặng yên trong giờ phút tiễn con gái út sang trời Âu xa xôi bước vào một cuộc sống khác. Mình tự hào về con bé quen không lâu mà thấy rất thân này lắm. Nhìn nó mình cảm thấy cơ hội là không có giới hạn. Một hình mẫu đẹp tiêu biểu cho các bạn trẻ Việt Nam ngày càng có ý chí và tự tin vươn ra biển lớn, chạm tay tới ước mơ của mình. Vững vàng lên cô gái, em thật sự rất kiên cường.
Sugar - Maroon 5 và câu chuyện sức hút của Adam Levine
Sugar là bài hát ngọt ngào hạng nhất của Maroon 5 và kiên cường
nằm trong top những video được xem nhiều nhất Youtube trong một thời gian dài,
như là minh chứng cho cơn khát những điều ngọt ngào của nhân loại. Và đây là cảm
tưởng của mình trong một đêm hạnh phúc lâng lâng, ngồi xem Sugar và phần hạnh
phúc được boost lên cỡ 100 lần.
Wowww!! One question: Did this happen?? For real??
Oh my God, this is such a blissful video ^_^ .
Some digging: 2 weddings were real for the surprise, the rest
were set up with actors and actresses for beautiful scenes. Anyway, I would be
more than pleased/happy overload for Maroon 5 to crash my wedding in such a
pleasant way!
https://www.usatoday.com/story/life/entertainthis/2015/01/22/maroon-5-sugar-staged/77603854/
Nhân dịp xem clip này ngẫm nghĩ một chút về Adam Levine.
Nói về Adam Levine thì đúng là kẻ cướp trắng trợn trái tim
mong manh dễ rung rinh của mấy chị em phụ nữ mà. Cái bài Animal này mới đầu
nghe cũng chẳng thấy có gì đặc biệt (bài Sugar cũng vậy, mấy bài nhạc sau này của
Maroon 5 cứ theo kiểu catchy nghe từa tựa nhau hết, chỉ được lyrics sáng tạo ăn
điểm, mà bài nào cũng lên top hit rầm rầm, vậy đủ hiểu sức hút của ban nhạc như
thế nào), nhưng khi ngấm ra cái lời lẽ nhắn nhủ trong đó thì thật là há hốc cả
mồm vì độ manly nặng đô và bạo gan trắng trợn. Các nhà bình luận bảo là cái bài
này không được rồi, không ổn vì có hơi hướng bạo lực, rồi thêm clip tán dương
kiểu rình rập phụ nữ vậy là ảnh hưởng không tốt, không an toàn cho các chị em.
Còn theo các fan nữ phát biểu ngay dưới clip là nếu có một anh đẹp trai siêu
hot như vậy rình rập thì làm sao mà khó chịu được, và là đúng rồi thật ra mình
cũng thích được rình rập và nếu cái anh rình rập mình đó mà đẹp trai so hot như
vậy thì càng tốt...
Nhưng mà chuyện Adam Levine là biểu tượng playboy đích thực
(mà lại theo một cách lãng mạn mới chết) thì cũng không có gì mới. Ngay từ những
ngày đầu ra mắt, Adam đã mạnh bạo phô bày hết tất cả những ngôn từ gợi tình nhất
chất chứa trong đầu anh này và đổ hết vào This Love, biến bài đó thành đỉnh cao
erotic của Maroon 5. Có điều hồi đầu mình mới nghe bài này thì lúc đó còn quá
ngây thơ, dù có ngồi chép tay trọn vẹn lyrics bài hát và thuộc từng câu, cật lực
gào theo ca sĩ mỗi lần mở CD, thì vẫn không hề hiểu cái ý tứ ẩn chứa trong điệu
nhạc tưng tửng có phần sầu thảm và giọng ca hơi hướm chán đời đó. Phải đến gần
chục năm sau, đôi khi nghêu ngao nào là những "feed her appetite - keep
her coming every night - hard to keep her satisfied" với cả "sinking
my fingertips - into every inch of you" thì mới có chút manh mối soi đường
và dẫn đến sốc nặng khi hiểu ra bài này thật sự nói về cái gì. Rồi bàng hoàng lần
lại từng câu, nhẹ nhàng gợi ý thì như "I was so high I did not
recognize", còn trần trụi tả thực thì phải kể đến "my pressure on
your hips" (hồi xưa tiếng Anh cũng chưa chuẩn, lại cũng chả nghĩ nhiều, đọc
sơ sơ cái câu đó thấy cũng không hiểu lắm nhưng mà cũng chả nghĩ, nhạc thì
nhanh nên cứ hát cho kịp thôi). Ngẫm ra thì vừa cảm thấy khâm phục vừa thấy đắng
lòng cho một giấc mơ "This Love" thơ mộng tan vỡ.... Nhưng mà chốt lại
là vẫn thích bài này lắm lắm, và đây là bằng chứng cho thấy, cần nhiều hơn là
tài năng thuần túy để vụt biến thành super star siêu lợi nhuận.
P.S: Bạn trẻ nào không hiểu ý tứ bài này thì cũng đừng hỏi
mình nhé, ráng sống thêm vài năm nữa là hiểu thôi mà...
Chốt lại là Maroon 5 không thật sự là band yêu thích của
mình ở khía cạnh âm nhạc (đã từng là band yêu thích với album Songs About Jane
thấm đẫm cảm xúc cá nhân viết trong những ngày tháng chán đời tăm tối vì bị bồ
đá), nhưng vẫn luôn là một cá tính âm nhạc thú vị để theo dõi và cảm nhận vì có
cái chất riêng không trộn lẫn, có thể nói là cá tính siêu mạnh. Và đôi khi vẫn
muốn nghe Maroon 5 vì giống như chẳng hoàn toàn thích Bruno Mars nhưng vẫn bị
chết ngất bởi cái sự ngọt ngào man dại dễ thương chân thành teenage cổ điển,
thì đối với Maroon 5 là bị đánh bả vì cái sự sexy manly trải đời trần tục, đắng
cay lãng mạn đan xen: "One more fucking love song, I'll be sick"
nhưng đồng thời vẫn "If Happy Ever After did exist, I would still be
holding you like this". Chết, chết mất thôi. Nên chị em cứ gọi là chết rạp
và anh cứ thành công nối tiếp thành công thì cũng không có gì lạ. Thế giới này
tung hô anh dù haters có chất đống.
Subscribe to:
Posts (Atom)