Tiết Thanh minh.
Là 1 trong 24 tiết khí trong lịch Trung Quốc. Tiết Thanh minh được xác định theo lịch Trung Quốc cổ đại, gần giống với cách tính dương lịch ngày nay, thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch hàng năm. Tiết Thanh minh là thời điểm gió mùa đông - bắc đã suy yếu, mưa phùn gần như đã chấm dứt hẳn, nhưng vẫn chưa có mưa rào để bắt đầu mùa mưa. Do đó tiết trời trở nên trong sáng, khô ráo, ấm áp.
Tính theo âm lịch thì tiết Thanh minh rơi vào khoảng từ sớm nhất là giữa tháng 2 đến muộn nhất là giữa tháng 3, thế nên trong "Truyện Kiều" Nguyễn Du viết :
"Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh"
Nhân ngày đẹp trời "Thanh minh", người dân có tục đi tảo mộ và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ. Trước đây, nam nữ thanh niên cũng nhân dịp này để du xuân nên mới có tên gọi "hội đạp thanh" (tức giẫm lên cỏ). Hội đạp thanh ở Việt Nam có lẽ không còn, nhưng ở Trung Quốc thì một vài nơi vẫn còn duy trì được.
Nguồn : wiki.
Lời bình : Mình thích phong tục tảo mộ vào tiết thanh minh, thời điểm quá hợp lý, chỉ có điều gia đình mình (cả dòng họ luôn ấy chứ) không có thông lệ tảo mộ vào một thời điểm nhất định trong năm (ngày giỗ thì đương nhiên rồi), hay nói một cách nghiêm khắc là không chú trọng phong tục tập quán. Nhưng đang nói chung thế, chứ thực ra Tết Thanh minh và tục tảo mộ vào ngày này không phổ biến ở Việt Nam.
Về hội đạp thanh (theo mình thì chữ "Đ" phải được viết hoa nhưng trên wiki không viết hoa nên mình cũng để nguyên thế, có thể là vì hội này không còn tồn tại nên nó mất "tư cách" viết hoa chăng? Hơi ngớ ngẩn) : "giẫm lên cỏ", nghe cái tên đã thấy hết hứng thú. Người lớn trẻ nhỏ đi tảo mộ, an ủi linh hồn tổ tiên, còn thanh niên nam nữ thì nhân dịp này đi du xuân, chẳng hiểu nổi. Lại còn "giẫm lên cỏ". "Cỏ" nào? Hy vọng không phải cỏ ngoài nghĩa địa. Có lẽ sự kết hợp "2 trong 1" này là xuất phát từ nguyên nhân tiết trời quá đẹp, lo cho người chết "ngậm cười" thì người sống cũng cần được "tươi cười", rồi thì mấy khi bàn dân thiên hạ tụ hội đông đủ thế này, thôi ta tiến hành lễ hội. Dù sao lễ hội này cũng được coi như "tuyệt chủng" ở Việt Nam rồi, không cần bàn nhiều.
Nói chính xác ngày này chẳng dính dáng gì đến mình, nhưng mấy hôm trước nghe bọn bạn nhắc đến, đọc ở đâu đó cũng thấy nói, nên tìm hiểu chút xem. Kể ra người miền Bắc có vẻ chú trọng những vấn đề tâm linh, phong tục, lễ lạt hơn là người miền Trung (muốn nói ở phạm vi hẹp mình biết là Nghệ An, nhưng vì so sánh thì phải tương đương, hic). Điều này mình nghĩ đúng ở phạm vi Bắc Trung Bộ (căn cứ trên số lượng chùa chiền, những ngày lễ tết, tập tục cúng bái), còn ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ thì chắc không thể so sánh do khác nhau về hình thức.
Về thời tiết : năm nay, ngược lại, gần đến tiết Thanh minh thì mưa phùn bắt đầu "xuất quân" rầm rộ, trước đó khô rang. Xem ra lịch mấy nghìn năm của các cụ thua El Nino rồi. À nhưng mà mấy hôm nay đã hơi khô ráo hơn, tuy vẫn còn mưa, chưa kết luận vội được.
Là 1 trong 24 tiết khí trong lịch Trung Quốc. Tiết Thanh minh được xác định theo lịch Trung Quốc cổ đại, gần giống với cách tính dương lịch ngày nay, thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch hàng năm. Tiết Thanh minh là thời điểm gió mùa đông - bắc đã suy yếu, mưa phùn gần như đã chấm dứt hẳn, nhưng vẫn chưa có mưa rào để bắt đầu mùa mưa. Do đó tiết trời trở nên trong sáng, khô ráo, ấm áp.
Tính theo âm lịch thì tiết Thanh minh rơi vào khoảng từ sớm nhất là giữa tháng 2 đến muộn nhất là giữa tháng 3, thế nên trong "Truyện Kiều" Nguyễn Du viết :
"Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh"
Nhân ngày đẹp trời "Thanh minh", người dân có tục đi tảo mộ và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ. Trước đây, nam nữ thanh niên cũng nhân dịp này để du xuân nên mới có tên gọi "hội đạp thanh" (tức giẫm lên cỏ). Hội đạp thanh ở Việt Nam có lẽ không còn, nhưng ở Trung Quốc thì một vài nơi vẫn còn duy trì được.
Nguồn : wiki.
Lời bình : Mình thích phong tục tảo mộ vào tiết thanh minh, thời điểm quá hợp lý, chỉ có điều gia đình mình (cả dòng họ luôn ấy chứ) không có thông lệ tảo mộ vào một thời điểm nhất định trong năm (ngày giỗ thì đương nhiên rồi), hay nói một cách nghiêm khắc là không chú trọng phong tục tập quán. Nhưng đang nói chung thế, chứ thực ra Tết Thanh minh và tục tảo mộ vào ngày này không phổ biến ở Việt Nam.
Về hội đạp thanh (theo mình thì chữ "Đ" phải được viết hoa nhưng trên wiki không viết hoa nên mình cũng để nguyên thế, có thể là vì hội này không còn tồn tại nên nó mất "tư cách" viết hoa chăng? Hơi ngớ ngẩn) : "giẫm lên cỏ", nghe cái tên đã thấy hết hứng thú. Người lớn trẻ nhỏ đi tảo mộ, an ủi linh hồn tổ tiên, còn thanh niên nam nữ thì nhân dịp này đi du xuân, chẳng hiểu nổi. Lại còn "giẫm lên cỏ". "Cỏ" nào? Hy vọng không phải cỏ ngoài nghĩa địa. Có lẽ sự kết hợp "2 trong 1" này là xuất phát từ nguyên nhân tiết trời quá đẹp, lo cho người chết "ngậm cười" thì người sống cũng cần được "tươi cười", rồi thì mấy khi bàn dân thiên hạ tụ hội đông đủ thế này, thôi ta tiến hành lễ hội. Dù sao lễ hội này cũng được coi như "tuyệt chủng" ở Việt Nam rồi, không cần bàn nhiều.
Nói chính xác ngày này chẳng dính dáng gì đến mình, nhưng mấy hôm trước nghe bọn bạn nhắc đến, đọc ở đâu đó cũng thấy nói, nên tìm hiểu chút xem. Kể ra người miền Bắc có vẻ chú trọng những vấn đề tâm linh, phong tục, lễ lạt hơn là người miền Trung (muốn nói ở phạm vi hẹp mình biết là Nghệ An, nhưng vì so sánh thì phải tương đương, hic). Điều này mình nghĩ đúng ở phạm vi Bắc Trung Bộ (căn cứ trên số lượng chùa chiền, những ngày lễ tết, tập tục cúng bái), còn ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ thì chắc không thể so sánh do khác nhau về hình thức.
Về thời tiết : năm nay, ngược lại, gần đến tiết Thanh minh thì mưa phùn bắt đầu "xuất quân" rầm rộ, trước đó khô rang. Xem ra lịch mấy nghìn năm của các cụ thua El Nino rồi. À nhưng mà mấy hôm nay đã hơi khô ráo hơn, tuy vẫn còn mưa, chưa kết luận vội được.
Nói chung đọc xong bài này thấy buồn ngủ quá:D
ReplyDelete