Chiều nay mình đi ngủ lúc 4h, và ngon lành thức dậy lúc 6h. Dĩ nhiên là mình chưa dậy ngay, còn nằm ôm chăn thêm một lúc nữa, mắt thì nửa nhắm nửa mở cực khoan khoái, tuy đầu đã phải rời gối di chuyển ra mép giường và ngự tại vị trí hơi khấp khểnh là ngay trên cạnh giường, nhằm giúp mình chuyển dần sang tình trạng tỉnh táo để thức dậy thay vì mê man nhắm mắt nằm tiếp - 80% là sẽ đau đầu kinh lên được!
Trong lúc nằm nhấm nháp dư vị đại lãn của giấc ngủ và chờ đợi sự minh mẫn ập đến để bật dậy, mình nghĩ ra đống thứ hay ho, rất cực kỳ! Một trong số chúng là đây.
Mắt trẻ con có thực sự rất to không?
Khi đứng trước một đứa nhóc khoảng 5 tuổi trở xuống cùng với sự có mặt của những người khác, mình thường nghe thấy mọi người tấm tắc: "Ôi, mắt nó to thế, dễ thương quá!" "Mắt to thật đấy, thích thế!" (nhất là mấy bạn gái). Mình, tất nhiên đồng ý rằng mắt bọn trẻ con trông khá to thật, nhưng việc mọi người thán phục độ to của mắt con nít còn làm mình ngạc nhiên hơn. Mình cho rằng mắt trẻ con không thể to hơn mắt người lớn được, vậy tại sao người lớn lại có cảm giác mắt trẻ con cực kỳ to và dễ dàng chấp nhận rằng đôi mắt đó to hơn mắt mình, và, thậm chí ước ao đôi mắt đó?
Thật ra đây không phải là một câu hỏi khó giải quyết. Nhưng chúng ta cứ đi tuần tự xem sao.
Đầu tiên, khái niệm về kích cỡ của mắt được xác định như thế nào? Tạm thời quy ước đó là diện tích được bao quanh bởi viền mí mắt nhé, trong đó, đối tượng chủ yếu để xác định độ lớn của mắt là tròng đen. Quy ước vậy thôi, mình không thể giải thích được tại sao tròng đen lại là đối tượng chủ yếu để đánh giá, chỉ cảm thấy đó là yếu tố chính khiến mọi người nhận định về độ lớn của mắt thôi, phần viền mí mắt chỉ là phụ. Đồng ý chứ? Nếu đồng ý thì tiếp tục đọc nốt (không đồng ý cũng đọc thử đi :D).
Vậy, chúng ta sẽ bắt đầu xem xét, so sánh tròng đen của trẻ con và người lớn.
Ôi, viết kiểu này mệt quá, định viết ra một thứ thuộc dạng "thông tin" thì lại phải dừng lại để đi "kiểm chứng thông tin", rồi là suy nghĩ cấu trúc bài viết. Công việc quen thuộc thôi, nhưng vấn đề là "kiểm chứng" chưa ra, và có nguy cơ không biết đến bao giờ mình mới viết xong nếu cứ thế này. Dẹp, dẹp hết, nghĩ đến đâu viết đến đó, cứ sao y bản chính những gì nghĩ ra lúc nằm ngửa mặt ngắm trần nhà vậy (thật ra chỉ nhìn đến cái nóc tủ).
Vậy, quay lại, mắt trẻ con có thực sự to như chúng ta cảm thấy khi nhìn vào không?
1. Về kích cỡ mắt. Đầu tiên, có một thông tin đưa ra là, từ khi sinh ra cho tới lúc lớn lên, kích cỡ tròng đen của mắt người không thay đổi, không to hơn. Vậy là, mắt một đứa trẻ và mắt một người lớn to bằng nhau, về tròng đen. Tuy nhiên, mặt khác, khuôn mặt người lớn rõ ràng to hơn khuôn mặt trẻ con rất nhiều. Như vậy, tỉ lệ kích cỡ giữa mắt và khuôn mặt khác nhau, điều này dẫn đến, cùng một đôi mắt, đặt trên khuôn mặt trẻ con sẽ thấy nó lớn hơn rất nhiều so với khi đặt trên khuôn mặt người lớn. Có thể kết luận, mắt trẻ con không thực sự to (trong so sánh với kích cỡ mắt trung bình của tất cả mọi người), chỉ là cảm giác thấy mắt to do khuôn mặt nhỏ.
Thông tin chính trong đoạn trên chưa được kiểm chứng, nhưng mình nghĩ là đáng tin cậy. Thế này, mình thấy hết người này đến người khác kêu mắt trẻ con to, mà mình thì thấy cũng không phải to lắm. Nhìn thật kĩ thì thấy mắt nó không to hơn mắt mình là bao, gần như bằng nhau. Thật kì lạ, mình to hơn nó, đáng ra mắt mình cũng phải to hơn! Mà thực tế ngược lại, nhìn lại thấy cứ như mắt nó to hơn! Từ đó nghĩ đến khả năng kích cỡ mắt không thay đổi từ nhỏ đến lớn. Về search google, hình như đọc ở wiki, một bài rất đầy đủ về mắt, có thông tin mình cần, rất hài lòng thấy mình đúng. Nhưng giờ tìm lại chẳng thấy đâu, có khả năng bài trên wiki đã bị chỉnh sửa, vì bài mình đọc lúc nãy tương đối sơ sài và khá lạ. Cái wiki này cũng buồn ghê, sửa rồi chẳng biết ai đúng hơn ai nữa.
2. Đó là phần 1, nguyên nhân khách quan, do tỉ lệ giữa mắt và khuôn mặt bọn nhóc khác với người lớn. Sang phần 2, nguyên nhân chủ quan, sự khác nhau được tạo ra do bản thân bọn nhóc, hay nói chính xác hơn là thói quen nhìn của bọn nhóc. Cụ thể là thế này.
Mắt trông sẽ to hơn khi chúng ta nâng mi mắt lên tối đa (đã được chứng minh và công nhận dựa trên những bức ảnh "kute" của mấy bạn gái). Trường hợp mi mắt được nâng lên tối đa là khi: ngước mắt nhìn lên, trợn mắt. Người lớn thông thường rất ít khi nâng mi mắt lên tối đa, vì không cần phải ngước nhìn hay trợn mắt. Ngoài ra, trong trạng thái bình thường, mọi người thường chỉ giữ mắt mở ở mức vừa phải, đủ nhìn, muốn mở to hơn cũng không được, sẽ rất mệt, không duy trì được lâu đâu, để dành sức còn làm việc khác :D .
Trẻ con, ngược lại, hầu như luôn mở mắt to hết cỡ. Có thể thấy được nguyên nhân là do:
- Phải thường xuyên ngước nhìn lên, do tương quan chiều cao với mọi người và mọi thứ xung quanh.
- Thường trợn mắt, mở mắt to hết cỡ, do chưa ý thức được về đôi mắt và chưa có khả năng điều khiển mắt hoàn chỉnh, cứ thấy mở được bao nhiêu là mở thôi :D .
- Duy trì được lâu tình trạng mắt mở to, do có rất nhiều năng lượng cho việc này (không làm gì khác ngoài nhìn, đi, nói, ăn...)!
Đấy, mình nghĩ được đến đấy. Chỉ mới nghĩ và nói thôi, chưa có gì hơn.
Trong lúc nằm nhấm nháp dư vị đại lãn của giấc ngủ và chờ đợi sự minh mẫn ập đến để bật dậy, mình nghĩ ra đống thứ hay ho, rất cực kỳ! Một trong số chúng là đây.
Mắt trẻ con có thực sự rất to không?
Khi đứng trước một đứa nhóc khoảng 5 tuổi trở xuống cùng với sự có mặt của những người khác, mình thường nghe thấy mọi người tấm tắc: "Ôi, mắt nó to thế, dễ thương quá!" "Mắt to thật đấy, thích thế!" (nhất là mấy bạn gái). Mình, tất nhiên đồng ý rằng mắt bọn trẻ con trông khá to thật, nhưng việc mọi người thán phục độ to của mắt con nít còn làm mình ngạc nhiên hơn. Mình cho rằng mắt trẻ con không thể to hơn mắt người lớn được, vậy tại sao người lớn lại có cảm giác mắt trẻ con cực kỳ to và dễ dàng chấp nhận rằng đôi mắt đó to hơn mắt mình, và, thậm chí ước ao đôi mắt đó?
Thật ra đây không phải là một câu hỏi khó giải quyết. Nhưng chúng ta cứ đi tuần tự xem sao.
Đầu tiên, khái niệm về kích cỡ của mắt được xác định như thế nào? Tạm thời quy ước đó là diện tích được bao quanh bởi viền mí mắt nhé, trong đó, đối tượng chủ yếu để xác định độ lớn của mắt là tròng đen. Quy ước vậy thôi, mình không thể giải thích được tại sao tròng đen lại là đối tượng chủ yếu để đánh giá, chỉ cảm thấy đó là yếu tố chính khiến mọi người nhận định về độ lớn của mắt thôi, phần viền mí mắt chỉ là phụ. Đồng ý chứ? Nếu đồng ý thì tiếp tục đọc nốt (không đồng ý cũng đọc thử đi :D).
Vậy, chúng ta sẽ bắt đầu xem xét, so sánh tròng đen của trẻ con và người lớn.
Ôi, viết kiểu này mệt quá, định viết ra một thứ thuộc dạng "thông tin" thì lại phải dừng lại để đi "kiểm chứng thông tin", rồi là suy nghĩ cấu trúc bài viết. Công việc quen thuộc thôi, nhưng vấn đề là "kiểm chứng" chưa ra, và có nguy cơ không biết đến bao giờ mình mới viết xong nếu cứ thế này. Dẹp, dẹp hết, nghĩ đến đâu viết đến đó, cứ sao y bản chính những gì nghĩ ra lúc nằm ngửa mặt ngắm trần nhà vậy (thật ra chỉ nhìn đến cái nóc tủ).
Vậy, quay lại, mắt trẻ con có thực sự to như chúng ta cảm thấy khi nhìn vào không?
1. Về kích cỡ mắt. Đầu tiên, có một thông tin đưa ra là, từ khi sinh ra cho tới lúc lớn lên, kích cỡ tròng đen của mắt người không thay đổi, không to hơn. Vậy là, mắt một đứa trẻ và mắt một người lớn to bằng nhau, về tròng đen. Tuy nhiên, mặt khác, khuôn mặt người lớn rõ ràng to hơn khuôn mặt trẻ con rất nhiều. Như vậy, tỉ lệ kích cỡ giữa mắt và khuôn mặt khác nhau, điều này dẫn đến, cùng một đôi mắt, đặt trên khuôn mặt trẻ con sẽ thấy nó lớn hơn rất nhiều so với khi đặt trên khuôn mặt người lớn. Có thể kết luận, mắt trẻ con không thực sự to (trong so sánh với kích cỡ mắt trung bình của tất cả mọi người), chỉ là cảm giác thấy mắt to do khuôn mặt nhỏ.
Thông tin chính trong đoạn trên chưa được kiểm chứng, nhưng mình nghĩ là đáng tin cậy. Thế này, mình thấy hết người này đến người khác kêu mắt trẻ con to, mà mình thì thấy cũng không phải to lắm. Nhìn thật kĩ thì thấy mắt nó không to hơn mắt mình là bao, gần như bằng nhau. Thật kì lạ, mình to hơn nó, đáng ra mắt mình cũng phải to hơn! Mà thực tế ngược lại, nhìn lại thấy cứ như mắt nó to hơn! Từ đó nghĩ đến khả năng kích cỡ mắt không thay đổi từ nhỏ đến lớn. Về search google, hình như đọc ở wiki, một bài rất đầy đủ về mắt, có thông tin mình cần, rất hài lòng thấy mình đúng. Nhưng giờ tìm lại chẳng thấy đâu, có khả năng bài trên wiki đã bị chỉnh sửa, vì bài mình đọc lúc nãy tương đối sơ sài và khá lạ. Cái wiki này cũng buồn ghê, sửa rồi chẳng biết ai đúng hơn ai nữa.
2. Đó là phần 1, nguyên nhân khách quan, do tỉ lệ giữa mắt và khuôn mặt bọn nhóc khác với người lớn. Sang phần 2, nguyên nhân chủ quan, sự khác nhau được tạo ra do bản thân bọn nhóc, hay nói chính xác hơn là thói quen nhìn của bọn nhóc. Cụ thể là thế này.
Mắt trông sẽ to hơn khi chúng ta nâng mi mắt lên tối đa (đã được chứng minh và công nhận dựa trên những bức ảnh "kute" của mấy bạn gái). Trường hợp mi mắt được nâng lên tối đa là khi: ngước mắt nhìn lên, trợn mắt. Người lớn thông thường rất ít khi nâng mi mắt lên tối đa, vì không cần phải ngước nhìn hay trợn mắt. Ngoài ra, trong trạng thái bình thường, mọi người thường chỉ giữ mắt mở ở mức vừa phải, đủ nhìn, muốn mở to hơn cũng không được, sẽ rất mệt, không duy trì được lâu đâu, để dành sức còn làm việc khác :D .
Trẻ con, ngược lại, hầu như luôn mở mắt to hết cỡ. Có thể thấy được nguyên nhân là do:
- Phải thường xuyên ngước nhìn lên, do tương quan chiều cao với mọi người và mọi thứ xung quanh.
- Thường trợn mắt, mở mắt to hết cỡ, do chưa ý thức được về đôi mắt và chưa có khả năng điều khiển mắt hoàn chỉnh, cứ thấy mở được bao nhiêu là mở thôi :D .
- Duy trì được lâu tình trạng mắt mở to, do có rất nhiều năng lượng cho việc này (không làm gì khác ngoài nhìn, đi, nói, ăn...)!
Đấy, mình nghĩ được đến đấy. Chỉ mới nghĩ và nói thôi, chưa có gì hơn.